SARS-CoV 19 - 'Bóng ma' của nền kinh tế toàn cầu
Hồi năm 2002, khi virus SARS xuất hiện ở Trung Quốc, các nhà máy của nước này gia công chủ yếu hàng hóa rẻ tiền như áo thun, giày thể thao... cho khách hàng khắp thế giới. 17 năm sau, tức thời điểm hiện tại, loại virus corona mới đang lây lan nhanh chóng ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Dịch viêm đường hô hấp do chủng virus SARS-CoV 19 gây ra đã gây ra những tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có kinh tế Việt Nam. Theo dự báo của Bloomberg, với kịch bản xấu nhất GDP toàn cầu năm 2020 có thể mất 2.700 tỷ, tương đương với GDP của Anh.
|
Dịch Covid-19 khiến nhiều công ty điêu đứng, phá sản. (Hình ảnh minh họa) |
Theo Moody’s thì GDP toàn cầu (không tính TQ) có thể giảm 0,3% từ 2,8% xuống 2,5%. Đối với kinh tế Việt Nam theo đánh giá của Bộ KH-ĐT, GDP Việt Nam có thể giảm 0,55% - 0,84% xuống mốc 5,96% - 6,25% tùy theo từng kịch bản.
Trên thế giới, các ngành chịu tác động mạnh bao gồm du lịch, hàng không, lưu trú, dịch vụ, nông thủy sản xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hàng loạt các doanh nghiệp sẽ phá sản nếu dịch tiếp tục kéo dài.
Còn ở Việt Nam nói riêng, Phó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Long cũng trao đổi rằng nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng...
Tình hình chung doanh nghiệp khó khăn, giảm doanh thu, thậm chí phá sản đương nhiên sẽ khiến ngân hàng trở nên điêu đứng, trong đó là đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng cao.
Ngành ngân hàng đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng cao
Với riêng ngành ngân hàng, theo đánh giá của các chuyên gia, mục tiêu đưa nợ xấu của toàn ngành ngân hàng về dưới 3% trong năm nay có khả năng không thực hiện được, bởi ngành ngân hàng chịu tác động tiêu cực gián tiếp từ dịch Covid-19 đang lan rộng toàn thế giới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mục tiêu đưa nợ xấu của toàn ngành ngân hàng về dưới 3% trong năm nay có khả năng không thực hiện được, bởi ngành ngân hàng chịu tác động tiêu cực gián tiếp từ dịch Covid-19 đang lan rộng toàn thế giới.
|
Với riêng ngành ngân hàng, theo đánh giá của các chuyên gia, mục tiêu đưa nợ xấu của toàn ngành ngân hàng về dưới 3% trong năm nay có khả năng không thực hiện được. |
VPBank ước tính tổng số khách hàng của ngân hàng này bị tác động trong đợt dịch bệnh Covid-19 có thể lên tới gần 1.000 doanh nghiệp và có thể gia tăng nếu tình hình diễn biến phức tạp hơn và kéo dài.
Ông Phạm Toàn Vượng, Phó tổng giám đốc Agribank cho hay, Ngân hàng chưa đánh giá được có bao nhiêu khách hàng bị thiệt hại và số lượng thiệt hại, song chắc chắn dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ của khách hàng.
Hiện, khách hàng vay vốn của Agribank hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm số lượng lớn, chiếm 70%. Vì vậy, việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian qua có thể tác động làm gia tăng nguy cơ nợ xấu.
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), năm 2019, lượng nợ xấu của hệ thống tín dụng đã giảm xuống, bởi ngành ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp từ trước đến nay để công cuộc xử lý nợ xấu đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, trong năm 2020, không chỉ ảnh hưởng từ dịch bệnh, ngành ngân hàng còn chịu tác động do nền kinh tế thế giới cũng đang tăng trưởng chậm lại, nền kinh tế đang điều chỉnh theo chu kỳ, có một số ngành sau một giai đoạn tăng trưởng rất cao đã chững lại, hàng tồn kho nhiều nên doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất; bất động sản chững lại khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng chững lại…
Vì thế, triển vọng ngành ngân hàng không sáng sủa bằng năm 2019, nên khi có bệnh dịch bùng phát thì có tác động tiêu cực hơn, nợ xấu đáng lo ngại hơn.
"Có khả năng nợ xấu năm nay sẽ tăng hơn so với năm trước, còn mức tăng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong và ngoài nước cũng như việc đưa ra chiến lược hoạt động của ngành ngân hàng nói chung, các tổ chức tín dụng nói riêng", ông Độ cho hay.
Như vậy, mọi thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 đã hiển hiện rõ, "Đây là thách thức rất lớn với các mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ Việt Nam và ngành ngân hàng, đặc biệt là khả năng tăng trưởng và chất lượng tài sản và nguy cơ nợ xấu tăng cao", Chủ tịch MBBank nhận định.
MBBank sẽ triển khai các dự án chiến lược đến 2021 bám sát kế hoạch chiến lược giai đoạn 2017 – 2021. Ưu tiên các dự án hiện đại hóa CNTT với IBM, chuyển đổi số hóa hoạt động ngân hàng, thúc đẩy các mô hình bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa MB và các Công ty thành viên, triển khai các giải pháp công nghệ số hỗ trợ bán chéo. Ngân hàng đặt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Cũng như nhiều ngân hàng khác, các mục tiêu mà ngân hàng MBBank đưa ra cho năm 2020 thực sự là thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái vì dịch Covid-19.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ