tiếp cận, ủng hộ cho Qũy vaccine Covid-19 thay vì để BIDV độc quyền như hiện nay. Đồng thời, nên có cơ chế quản lý chặt chẽ để tránh việc "tạm mượn" tiền Quỹ.
BIDV là ngân hàng "độc quyền" mở tài khoản tiếp nhận tiền từ Quỹ Vaccine Covid-19
Theo Quyết định số 1062/QĐ- BTC của Bộ Tài chính về việc thành lập Ban Quản lý QUỸ Vaccine Covid-19 toàn bộ nguồn tiền ước tính cho quỹ này lên tới 25,2 nghìn tỷ đồng.
Ngoài một phần được lấy từ ngân sách, phần còn lại là huy động từ các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
Theo đó, ngoài tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước, BIDV là ngân hàng duy nhất được mở tài khoản tiếp nhận nguồn tiền này (kể cả tài khoản tại nước ngoài).
BIDV cũng là ngân hàng thường được lựa chọn mở tài khoản tiếp nhận các nguồn tiền không kỳ hạn từ các tổ chức lớn như Bảo hiểm xã hội, Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và các khoản tiền an sinh khác của Chính phủ.
Chính phủ nên mở tài khoản chung tại các ngân hàng và tăng chế tài quản lý
“Theo tôi, để tạo sự công bằng cũng như điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… trong và ngoài nước dễ dàng tiếp cận cũng như đóng góp cho Qũy vaccine thì Chính phủ nên mở một Tài khoản chung tại tất cả các ngân hàng, kèm một số các điều kiện ràng buộc như: Thời gian giữ quỹ sau bao lâu thì bắt buộc phải chuyển lại Kho bạc Nhà nước, không được phép sử dụng Quỹ trong quá trình giữ và tất cả các ngân hàng đều phải miễn phí tiền chuyển khoản vào Qũy…” – TS. Hiếu nêu quan điểm.
TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính cho rằng việc này tạo rất nhiều lợi ích cho BIDV:
"Có thể thấy, đây là một “đặc ân” từ Nhà nước dành cho các ngân hàng này, và cũng là niềm “ao ước” của hàng chục ngân hàng “tự cung tự cấp” còn lại. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến các ngành nghề không chỉ riêng ngân hàng. BIDV có lợi ích rất lớn từ việc này".
Do vậy, chuyên gia này đề xuất: Bộ Tài chính cần phải có thêm điều kiện bắt buộc không cho BIDV được tự ý sử dụng nguồn tiền từ Qũy Vaccine trong quá trình tiếp nhận. Bên cạnh đó, cần có thời gian cụ thể về việc giữ Qũy, sau khoảng thời gian cụ thể thì phải chuyển số Qũy trên qua Kho bác Nhà nước.
Ngoài ra, thông qua việc chỉ định giữ Qũy, BIDV sẽ được quảng cáo miễn phí, được nhiều phương tiện thông tin đại chúng quan tâm, đưa tin nhiều hơn… đây cũng là điều mà hàng chục các ngân hàng khác mong muốn có được. Đây cũng là điều không công bằng với các ngân hàng khác.
“Theo tôi, để tạo sự công bằng cũng như điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… trong và ngoài nước dễ dàng tiếp cận cũng như đóng góp cho Qũy vaccine Covid-19 thì Chính phủ nên mở một Tài khoản chung tại tất cả các ngân hàng, kèm một số các điều kiện ràng buộc như: Thời gian giữ quỹ sau bao lâu thì bắt buộc phải chuyển lại Kho bạc Nhà nước, không được phép sử dụng Quỹ trong quá trình giữ và tất cả các ngân hàng đều phải miễn phí tiền chuyển khoản vào Qũy…” – TS. Hiếu nêu quan điểm.
Ngoài ra, đề cập về việc BIDV có thể “tự do” sử dụng Qũy vaccine khi không vướng nhiều điều kiện ràng buộc, một chuyên gia trong ngành ngân hàng cho biết, với số tiền rất lớn như vậy, nếu không ràng buộc chặt chẽ thì BIDV có thể tạm dùng số tiền này cho hoạt động đầu tư phát triển riêng.
Khi được hỏi về việc trường hợp BIDV sẽ dùng số tiền Qũy để gửi tiết kiệm ngắn hạn tính lãi suất, vị chuyên gia cho hay: “BIDV có thể gửi tiết kiệm nhưng chỉ có thể sử dụng hình thức tiết kiệm liên ngân hàng, đây là quy định bắt buộc về chính sách gửi tiết kiệm Nhà nước đã quy định. Tuy nhiên rất ít ngân hàng sử dụng nguồn tiền lớn như thế cho hoạt động gửi tiết kiệm liên ngân hàng vì lãi suất không được cao”.
Đến chiều 2/6, Bộ Tài chính cho biết: Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã nhận được gần 44 tỷ đồng đóng góp từ các tổ chức, cá nhân chuyển vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).