Giá xăng dầu trong nước hôm nay ngày 9/10
Ngày 1/10 vừa qua, Liên bộ Tài chính - Công Thương đã điều chỉnh giá xăng dầu trong nước. Theo đó, mức chi quỹ bình ổn được điều chỉnh như sau: xăng E5RON92: 300 đồng/lít; xăng RON95: 500 đồng/lít; dầu diesel 0.05S: 200 đồng/lít; dầu hỏa: 200 đồng/lít; dầu mazut: 500 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 19.780 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 21.066 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 16.638 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 15.786 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.919 đồng/kg.
Thời gian trích lập và chi quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu: áp dụng từ 18h ngày 1/10/2019.
Trên thị trường thế giới
Tại thời điểm 00h30 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI giảm 0,4% xuống 51,7 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 0,3% xuống 58 USD/thùng.
Theo Bloomberg, Washington đang tiến tới đàm phán về khả năng hạn chế dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc, càng gây thêm căng thẳng mối quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.
Giá dầu WTI giảm 0,4% xuống 51,7 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 0,3% xuống 58 USD/thùng. |
Biểu tỉnh ở Iraq và Ecuador được cho là sẽ đe dọa tới nguồn cung dầu thô trong thời gian tới. Điều này được cho là yếu tố hỗ trợ giá dầu thô.
Theo VOH, giá dầu giảm khi đàm phán thương mại Mỹ - Trung sắp diễn ra, đồng thời cũng chịu áp lực giảm bởi các nhà phân tích dự kiến dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước tăng. Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng tuần thứ 4 liên tiếp, ước tính tăng 2,6 triệu thùng.
Kết phiên giao dịch hôm thứ Hai 7/10, giá dầu Brent tăng 0,2% lên 58,5 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI giảm 0,1% xuống 52.7 USD/thùng.
Những bất ổn về thương mại và căng thẳng địa chính trị tiếp tục đẩy giá dầu lên xuống thất thường trong phiên 7/10.
Giá dầu giảm nhẹ sau khi Mỹ quyết định rút tất cả binh sĩ khỏi Syria, giúp xoa dịu lo ngại về kết quả của vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung sắp tới. Giá dầu WTI và Brent trong tuần trước giảm hơn 5% sau khi dữ liệu sản xuất của Mỹ và Trung Quốc không được khả quan.
Tăng trưởng doanh nghiệp khu vực châu Âu chững lại trong tháng 9. Kết quả của cuộc khảo sát được công bố một ngày sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm của EU.
Ở khía cạnh nguồn cung, bất ổn tại Iraq, quốc gia thành viên lớn thứ hai của OPEC, khiến nhà đầu tư lo lắng khả năng cung cấp dầu thô của nước này có thể gián đoạn. Điều này thể hiện ở việc giá dầu Brent và WTI hồi đầu phiên tăng khoảng 1%.
Ngoài ra, mỏ dầu Buzzard ở Biển Bắc nước Anh cũng phải tạm dừng để sửa chữa.