Cụ thể, giá cao su giảm 5 JPY trên sàn Osaka so với hôm qua đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 6/2021, còn 258 JPY/kg, kỳ hạn tháng 7/2021 ở mức 259,3 JYP/kg.
Trên sàn Thượng Hải, giá cao su hôm nay đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 6/2021 giao dịch ở mức 14.535 CNY/tấn, giảm 675 CNY so với hôm 19/3, kỳ hạn tháng 7/2021 ở 14.655 CNY/tấn.
Cao su sàn Nhật Bản giảm do lo sợ lãi suất của Mỹ tăng và giá dầu suy yếu hơn, mặc dù Cục dự trữ liên bang Mỹ cam kết giữ lãi suất thấp và nguồn cung giảm từ Đông Nam Á đã hạn chế đà giảm.
Ảnh minh họa |
Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2/2021 giảm nhanh hơn so với dự kiến, do các lô hàng xuất sang Mỹ và Trung Quốc suy yếu, gây lo ngại cho sự hồi phục của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này sau đại dịch.
Một số quốc gia lớn ở châu Âu đã áp dụng biện pháp ngăn chặn các ca nhiễm mới Covid-19 gia tăng trở lại, trong khi các chương trình tiêm chủng chậm lại do lo ngại về tác dụng vụ của vắc xin AstraZeneca đang đang phân phối rộng rãi ở châu Âu.
Cao su được khai thác quanh năm, nhưng sản lượng mủ cao su giảm vào mùa đông từ tháng 2 tới tháng 5, khi cây rụng lá.
Lạm phát của Mỹ dự kiến đạt 2,4% trong năm nay, cao hơn mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương nước này, Chủ tịch Fed Jerome Powell gọi đây là một đợt tăng tạm thời, sẽ không thay đổi cam kết của Fed trong việc giữ lãi suất chuẩn qua đêm gần 0.
Sri Trang (SET), nhà sản xuất cao su Thái Lan đã dự báo, nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 sẽ ở mức 13,4 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2020.
Giám đốc điều hành của SET, ông Veerasith Sinchareonkul nhận định nhu cầu cao su thiên nhiên năm 2021 sẽ hồi phục mạnh mẽ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.
Dự báo giá cao su tiếp tục tăng do yếu tố mùa vụ
Giá cao su physical trên thị trường châu Á cũng diễn biến tăng trong tháng 2/2021. Trong khi đó, thị trường mủ cao su nguyên liệu trong nước không biến động nhiều sau Tết Nguyên đán.
Khối lượng xuất khẩu cao su tháng 2/2021 ước đạt 130.000 tấn với giá trị 211 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 2 tháng đầu năm 2021 đạt 320.000 tấn và 516 triệu USD, tăng 89,9% về khối lượng và gấp 2,1 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2021, chiếm thị phần lần lượt là 72,7%, 4,6% và 2,7%.
Giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 1/2021 đạt 1.608 USD/tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, tại Trung Quốc, sản lượng và doanh số bán ô tô của nước này trong tháng 1/2021 đạt lần lượt đạt 2,388 triệu chiếc và 2,503 triệu chiếc, tăng 34,6% và 29,5% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng giảm gần 16% và 11,6% so với tháng 12/2020.
Dự kiến tình hình tiêu thụ ô tô của Trung Quốc năm 2021 tương đối tốt. Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành một thông báo về "Hướng dẫn thúc đẩy tiêu thụ ô tô trong lĩnh vực thương mại" và "Kinh nghiệm và thực tiễn của một số địa phương".
Với mục đích tận dụng triệt để các chính sách tiêu thụ ô tô hiện có, phát triển lưu thông ô tô theo chuôi, thúc đẩy tiêu thụ ô tô tại thị trường Trung Quốc.