Cụ thể, trên sàn Osaka (OSE), giá cao su kỳ hạn tháng 6/2021 ghi nhận ở mức 237,4 JPY/kg, giảm 1,1 JPY. Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 150 CNY lên 14.125 CNY/tấn.
Giá cao su tại Nhật Bản (kỳ hạn tháng 3/2021) đã giảm hơn 3% xuống mức thấp nhất 1 tuần, do các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá sàn Thượng Hải giảm. Bối cảnh lo ngại các hạn chế mới khi số trường hợp nhiễm COVID-19 tại nước mua hàng đầu - Trung Quốc tăng cũng gây bất lợi cho giá cao su.
Giá cao su hôm nay giảm nhẹ trên thị trường thế giới |
Thành phố Langfang của Trung Quốc gần Bắc Kinh hôm qua đã bị phong tỏa khi các ca nhiễm COVID-19 mới tăng mạnh làm dấy lên lo ngại về một làn sóng dịch bệnh lần thứ hai tại nước này.
Một nhà máy cao su ở miền đông Trung Quốc thuộc tập đoàn lọc dầu hàng đầu châu Á - Sinopec đã phát nổ và bốc cháy hôm qua nhưng không xảy ra thương vong.
Theo Reuters, thị trường cao su dự kiến sẽ ổn định trong thời gian tới, khi mùa đông tại các nước sản xuất Đông Nam Á sẽ đến sớm vào đầu năm 2021, nhanh chóng trả lại thời tiết ấm áp cho cây cao su. Năm 2019, mùa đông đã kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5, khiến sản lượng mủ cao su tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia sụt giảm.
Bộ Thương mại Trung Quốc đã chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cao su từ Mỹ, Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu (EU) kể từ ngày 20/12/2020, do ngành công nghiệp nội địa của nước này đã phải chịu thiệt hại đáng kể bởi các đối tác thương mại bán phá giá các sản phẩm cao su tổng hợp.
Để giải quyết tình trạng bán phá giá, các mức thuế được áp dụng trong vòng 5 năm là 12,5 - 222% đối với các công ty nhập khẩu sản phẩm cao su tổng hợp, được dùng rộng rãi trong xây dựng, dây điện và công nghiệp ô tô.
Giá cao su kỳ hạn tháng 02/2021 trên sàn SICOM Singapore tăng 1,4% lên 156,9 US cent/kg.
Tại thị trường trong nước, giá mủ SVR trong nước cũng đã có đợt điều chỉnh trong tuần này. Hiện mủ SVR 20 đang có mức thấp nhất 25.206,3 đồng/kg, SVR L hôm nay đạt 39.297,13 đồng/kg, SVR GP đạt 25.677,86 đồng/kg, mủ SVR 10 đạt 25.318,58 đồng/kg.
Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là ba thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020, chiếm thị phần lần lượt là 76,8%, 3,7% và 2,1%.
Trong khi đó, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 12/2020 ước đạt 150.000 tấn với giá trị 200 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu năm 2020 đạt 1,1 triệu tấn và 1,43 tỷ USD, tăng hơn 45% về khối lượng và tăng 17,2% về giá trị so với năm 2019.
Campuchia (chiếm thị phần 26,4%), Hàn Quốc (14,9%), Nhật Bản (10,4%) là ba thị trường cung cấp cao su nhập khẩu chính cho Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2019, giá trị nhập khẩu cao su từ thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản giảm lần lượt 11,4% và 11,7%, trong khi nhập khẩu từ Campuchia tăng 139,5%.
Thị trường mủ cao su nguyên liệu trong nước tháng 12/2020 diễn biến giảm cùng với xu thế trên thị trường thế giới. Tại Bình Phước, giá thu mua mủ nước giảm 20 đồng/kg xuống 320 đồng/độ, mủ cao su giữ ở mức 12.000 đồng/kg. Giá mủ tại Đồng Nai giảm 1000 đồng/kg xuống 12.000 đồng/kg.
Giá cao su giảm do không chắc chắn về gói kích thích kinh tế mới ở Mỹ và các ca mắc mới Covid-19 vẫn không ngừng tăng tại Mỹ và châu Âu gây áp lực tâm lý lên thị trường.
Tuy nhiên, khi triển vọng gói kích thích kinh tế Mỹ sáng sủa hơn, giá cao su tăng nhẹ, đạt mức 244 yên/kg. Giá cao su physical trên thị trường châu Á diễn biến giảm trái chiều với thị trường kỳ hạn.
Theo Kinh tế Chứng khoán