Cụ thể, trên sàn Osaka (OSE), kỳ hạn tháng 6/2021 đang ở mức 265,5 JPY/kg tăng 3,6 JPY, kỳ hạn tháng 7/2021 ở mức 269,7 JYP/kg.
Trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 6/2021 giao dịch ở mức 15.160 CNY/tấn tăng 30 CNY, kỳ hạn tháng 7/2021 ở 15.220 CNY/tấn.
Tâm lý thị trường vẫn được hỗ trợ bởi OECD nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 từ 4,2% lên 5,6% khi việc triển khai vắc xin Covid-19 đang nhanh chóng triển khai ở một số quốc gia.
Giá cao su tăng đồng loạt |
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục tăng trưởng trong tháng 2/2021, mang lại nhiều kỳ vọng hồi phục thị trường hàng hóa sau đại dịch COVID-19, trong đó có cao su.
Sản xuất cao su tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh, khi dự báo ngành công nghiệp ô tô hồi phục từ quý II/2021. Tình hình COVID-19 tại Trung Quốc cũng đã "hạ nhiệt".
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2021 trên sàn SICOM Singapore tăng 0,2% lên 174,5 US cent/kg
Tại thị trường trong nước, giá mủ SVR 20 đang có mức thấp nhất 25.206,3 đồng/kg, SVR L hôm nay đạt 39.297,13 đồng/kg, SVR GP đạt 25.677,86 đồng/kg, mủ SVR 10 đạt 25.318,58 đồng/kg.
Giá cao su tiếp tục tăng trên các thị trường chủ chốt
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 2/2021, giá cao su trên các thị trường chủ chốt tiếp tục tăng.
Đặc biêt, giá tại Osaka Exchange (OSE), giao kỳ hạn tháng 3/2021 giao dịch ở mức 252 Yên/kg, tương đương 2,38 USD/kg, tăng hơn 1% so với 10 ngày trước đó và tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2020. Giá cao su tại Nhật Bản tăng khi kinh tế đang dần hồi phục và nhu cầu nước ngoài cải thiện.
Tại sàn SHFE Thượng Hải, ngày 18/2/2021, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2021 giao dịch ở mức 15.100 NDT/tấn, tương đương 2,34 USD/ tấn, tăng 1,7% so với 10 ngày trước đó và tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại Thái Lan, ngày 18/2/2021 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 65,64 Baht/kg, tương đương 2,19 USD/kg, tăng 7,7% so với 10 ngày trước đó và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Công ty Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG) cho biết sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu năm 2020 giảm gần 6% do thời tiết bất thường, bệnh rụng lá ở cây cao su và dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nước khu vực Đông Nam Á, mặc dù sản lượng của Mexico và Bờ Biển Ngà tăng.
IRSG dự báo nhu cầu cao su tự nhiên thế giới năm 2021 sẽ hồi phục nhờ tăng trưởng của phân khúc xe thương mại, chủ yếu nhờ thị trường của những nước mới nổi.
Nhu cầu cao su tổng hợp năm 2021 dự báo sẽ tăng 10,2% so với năm 2020 nhờ nhu cầu găng tay và các sản phẩm khác tăng mạnh trong mùa dịch. Thị trường cao su cũng sẽ được hỗ trợ khi giá dầu tăng nhanh và đồng USD yếu.
Theo Kinh tế Chứng khoán