Tại thị trường trong nước
Đầu giờ sáng nay (4/10), giá cà phê nguyên liệu tăng đều trên cả nước. Hiện giá cà phê nguyên liệu Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.600 - 33.800 đồng/kg.
Trong đó, ghi nhận mức giá cao nhất vẫn là Cư M'gar - ĐắkLắk với mức giá 33.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với hôm qua.
Giá cà phê nguyên liệu tăng đều trên cả nước. |
Cụ thể:
Mức giá thấp nhất ghi nhận vẫn là Lâm Hà - Lâm Đồng, với mức giá 32.600 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với hôm qua.
Giá cà phê nguyên liệu tại Bảo Lộc - Lâm Đồng hôm qua ở mức 32.500 đồng/kg. Sang hôm nay tăng thêm 200 đồng/kg. Hiện đang ở mức 32.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai hôm qua là 32.900 đồng/kg, nay tăng 100 đồng/kg so với hôm qua. Hiện đang ở mức 33.000 đồng/kg.
Tương tự, Đăk Nông hôm qua là 33.000 đồng/kg, hôm nay tăng lên 200 đồng/kg. Hiện đang ở mức 33.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum ở mức 33.800 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg so với hôm qua.
Hiện nay, giá cà phê tại tp. HCM đang ở mức 34.900 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với hôm qua.
Giá hồ tiêu cập nhật ngày 4/10 (Nguồn: tintaynguyen.com). |
Thị trường thế giới
Brazil là một quốc gia có sản lượng cà phê niên vụ 2018-2019 tăng trưởng khá lớn. So với báo cáo tháng 3/2019, sản lượng này được điều chỉnh tăng lên 62,5 triệu bao.
Điều này khiến cho sản lượng cà phê trên toàn cầu niên vụ 2017-2018 và 2018-2019 đều có xu hướng tăng. Trong khi tại các quốc gia Nam Phi đang có sự tăng về sản lượng thì các quốc gia tại châu Á -Thái Bình Dương lại có xu hướng giảm.
Trong đó một thị trường cà phê lớn của Thế Giới là Việt Nam ước tính giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái bởi diện tích gieo trồng đang bị thu hẹp do người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Ngoài ra Indonesia cũng là một quốc gia đang có sản lượng cà phê giảm. Xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 4/2018 đến tháng 2/2019 chỉ ở mức 4,75 triệu bao, tức là đã giảm 6,36% so với năm ngoái.
Những người trồng cà phê ở bang Karnataka đang gặp khó khăn do bệnh thối đen ở cà phê ảnh hưởng đến vụ mùa, sau khi những cơn mưa lớn trút xuống khu vực này, theo The Indian Express.
Khu vực các quận Kodagu, Chikkamagaluru và Hassan có sản lượng cà phê và nông sản rất thấp sau những trận mưa lớn.
Các loại gia vị như hạt tiêu đen và thảo quả, được sản xuất tại các vùng trồng cà phê như một loại cây trồng thay thế, đã bị tàn phá; bên cạnh đó, những cánh đồng lúa cũng bị cuốn trôi trong trận lụt gần đây.
Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp, những người trồng cà phê, đặc biệt là những người sản xuất qui mô nhỏ, lo lắng về sự gia tăng của bệnh nấm và rụng quả ảnh hưởng đến cây trồng.