Hôm nay ngày 29/3, cập nhật vào lúc 8h20 giờ Việt Nam, thị trường tiền ảo biến động, trong top 10 đồng tiền ảo đứng đầu thị trường, có tới 6/10 đồng tiền giảm. Trong đó, Bitcoin giảm 1.51%, giao dịch ở mức 6.216 USD/BTC.
Giá Bitcoin hôm nay 30/3 tiếp tục giảm so với ngày hôm qua, cả sàn giao dịch tiền điện tử “nhuộm màu đỏ” chết chóc.
Thống kê vào lúc 5h50’ngày 30/3/2020 cho thấy giá Bitcoin đạt 5,930.17 USD/BTC, giảm mạnh 4,79% so với 24 giờ trước. Giá trị vốn hóa của đồng tiền này hiện đạt 108,486,521,991 USD, khối lượng giao dịch trong 24h qua đạt 28,286,956,286 USD.
Top 10 đồng tiền điện tử theo vốn hóa thị trường cập nhật 7h20 ngày 30/3 (Nguồn: coinmarketcap.com) |
Trong 24 giờ qua, tất cả đồng tiền điện tử trong top 10 đều suy giảm. Cụ thể:
Ethereum có giá 126,23 USD, giảm 3,59% so với 24 giờ trước.
XRP có giá 0,164304 USD, giảm mạnh 7,01% so với 24 giờ trước.
Tether đạt 0,996114 USD, giảm 0,5% so với 24 giờ trước.
Bitcoin Cash đạt 206,1%, giảm 03,69% so với 24 giờ trước.
Bitcoin SV đạt 150,25 USD, giảm 4,14% so với 24 giờ trước.
Litecoin đạt 37,34 USD, giảm 4,11% so với 24 giờ trước.
EOS có giá 2,13 USD, giảm 30,58% so với cách đây 24 giờ.
Binance Coin đạt 11,47 USD giảm 5,1578% so với 24 giờ trước.
Tezos đạt 1,5 USD, giảm 3,83% so với 24 giờ trước.
Nhìn chung, trong 24h qua, thị trường tiền điện tử biến động theo xu hướng giảm mạnh. Dự đoán trong 24h tới, giá Bitcoin và nhiều đồng tiền khác sẽ tiếp tục giảm.
Ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc sắp mở dịch vụ lưu trữ tiền kĩ thuật số
KB Kookmin, ngân hàng lớn nhất tại Hàn Quốc, dự kiến sẽ ra mắt dịch vụ lưu trữ tiền kĩ thuật số như bitcoin và ethereum.
Ngân hàng này nộp đơn cho ứng dụng thương mại "KBDAC" – Lưu trữ Tài sản Kĩ thuật số KB với Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc, theo trang tin địa phương Digital Today đưa tin ngày 27/3.
Hồ sơ này được nộp từ ngày 31/1, cho thấy ngân hàng có thể sẽ sớm ra mắt dịch vụ này. Một quản lí của KB Kookmin cho biết KBDAC liên quan đến điều ngân hàng quyết định sẽ làm với startup Atomrigs Lab hồi tháng 6/2019. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn chưa cho biết ngày ra mắt cụ thể.
WHO hợp tác với IBM, Oracle tạo nguồn dữ liệu COVID-19
Những cái tên lớn mạnh như IBM, Oracle và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng nhau hợp tác để tạo cơ sở dữ liệu sử dụng công nghệ blockchain nhằm kiểm tra tính xác thực dữ liệu liên quan đến đại dịch COVID-19.
Giải pháp có tên MiPasa ra mắt như một "xa lộ thông tin COVID-19", theo Jonathan Levi, CEO của Hacera, công ty xây dựng nền tảng này.
MiPasa được xây dựng trên Siêu sổ cái Fabric, dự kiến sẽ phát triển khi hàng loạt công cụ phân tích dữ liệu được thêm vào, sau đó sẽ kiểm tra dữ liệu và thông tin khác nhằm hỗ trợ xác thực những điểm nóng có lây nhiễm COVID-19.
Bình thường một tập đoàn blockchain doanh nghiệp dạng này IBM thường mất nhiều tháng để thành lập, nhưng trong trường hợp này, Big Blue đưa ra một danh sách những cái tên lớn rất nhanh chóng.
Các đối tác khác còn bao gồm: Microsoft, Đại học Johns Hopskins, Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc.
Giám đốc công nghệ của IBM cho biết: "Không phải chúng tôi ép blockchain vào giải pháp này, nhưng chúng tôi cần sao chép dữ liệu, chúng tôi cần nguồn tin cậy, chúng tôi cần đảm bảo chúng không bị can thiệp vào".
Bitfinex muốn loại bỏ khống chế thị trường bằng công cụ
Trong thế giới tiền kĩ thuật số, vấn đề khống chế thị trường thường là nỗi lo lắng lớn nhất thị trường. Bitfinex muốn kiểm soát vấn đề này thông qua công cụ đánh dấu Shimmer.
Bitfinex, một sàn thường bị chỉ trích vì vấn đề khống chế giá, giờ đây đang cố thể hiện vai trò của mình.
Qua việc ra mắt công cụ Shimmer này, công ty muốn chỉ ra vấn đề khống chế giá mỗi khi xuất hiện. Hiện tại, công cụ này sẽ được ưu tiên tập trung vào nhận biết các giao dịch khuôn mẫu và những hoạt động bất thường đáng ngờ khác.
Shimmer sẽ được tích hợp vào nền tảng giao dịch của sàn. Người dùng sẽ được nhận thông báo cảnh báo thông qua email về giao dịch bất thường trên sàn.
Và chuyện còn lại thuộc về người dùng để có thể nhận ra điều chính xác đang diễn ra và hành động.
Mộc Diệp (T/H)/Sở hữu Trí tuệ