Kết thúc năm 2020, giá vàng đã tăng 27,94%, đạt mức tăng trưởng tốt nhất trong một thập kỷ. Chỉ số đồng USD tăng nhẹ 0,28%, vào ngày 31/12.
Lượng vàng dự trữ do quỹ trao đổi vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ tăng 0,9 tấn lên 1.170,73 tấn.
Ông Navneet Damani, Phó Chủ tịch, Motilal Oswal, cho biết: “Giá vàng tiếp tục giao dịch cao hơn vào ngày cuối cùng của năm 2020, trong bối cảnh số ca nhiễm liên quan đến biến thể mới của COVID-19 ngày càng gia tăng và sự lạc quan về dự luật cứu trợ kinh tế.
Cập nhật giá vàng hôm nay 2/1, giao dịch quanh mức 1.900 USD/ounce |
Theo kết quả cuộc khảo sát đặc biệt của Kitco News về triển vọng năm 2021 với 2.000 người tham gia. Trong đó có tới 84% số phiếu cho biết họ dự đoán giá vàng thế giới sẽ tăng lên trên 2.000 USD/ounce vào cuối năm 2021.
Có 11% cho biết họ cảm thấy giá vàng có thể nằm trong khoảng 1.900 USD đến 2.100 USD/ounce.
Tuy nhiên, giá trung bình của các phiếu chủ trương tăng là trên 2.300 USD/ounce (tương đương 64 triệu đồng/lượng quy đổi theo tỷ giá hiện nay). Thậm chí có tới 14% trong số trên cho rằng giá vàng sẽ được giao dịch trong khoảng từ 2.500 đến 2.600 USD/ounce. Cũng có 8% cho rằng giá kim loại màu có thể tăng lên trên 3.000 USD/ounce (tương đương 83,59 triệu đồng/lượng quy đổi theo tỷ giá hiện nay).
Một điểm đặc biệt trong cuộc khảo sát này là dù giá vàng đã giảm 8% so với mức cao nhất trong tháng 8/2020 nhưng không có nhiều tâm lý tiêu cực trên thị trường kim loại quý khi chỉ 15% số phiếu cho rằng giá vàng sẽ kết thúc năm 2021 dưới 2.000 USD/ounce.
Ở chiều tiêu cực, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ là 3% dự đoán giá vàng thế giới sẽ giảm xuống dưới 1.500 USD/ounce vào năm tới.
Triển vọng của các nhà đầu tư tương đối phù hợp với dự báo của các nhà phân tích về diễn biến thị trường vàng trong năm 2021.
Hầu hết các ngân hàng lớn đều kỳ vọng giá vàng sẽ đạt trung bình trên 2.009 USD/ounce vào năm mới. Một số ngân hàng còn kỳ vọng giá vàng đạt đỉnh quanh 2.300 USD/ounce trong năm 2021. Riêng Goldman Sachs, Commerzbank và CIBC còn dự đoán giá vàng thế giới sẽ chạm 2.300 USD.
Cơ sở của các dự đoán lạc quan trên đến từ chính sách tiền tệ siêu lỏng của các ngân hàng trung ương năm 2021. Áp lực lạm phát gia tăng do kinh tế phục hồi trong nửa cuối năm dự kiến cũng sẽ giữ lãi suất thực ở mức thấp đến âm.
Ngay khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới thả lỏng thanh khoản hồi tháng 4/2020, Ngân hàng Trung ương Mỹ khi đó đã dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD vào cuối năm 2021.
Giới phân tích cho rằng, khi nền kinh tế toàn cầu mở cửa, giá vàng thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức hơn khiến việc chạm mức 3.000 USD/ounce là điều khó khăn. Tuy nhiên, báo cáo triển vọng năm 2021 của ngân hàng cũng cho biết, các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ đang thực hiện một lần nữa sẽ đẩy kim loại màu lên trên 2.000 USD/ounce.
Thị trường vàng thế giới đóng cửa năm 2020 với mức tăng 25,17% - mức tăng theo năm tốt nhất từ trước đến nay, với mức cao kỷ lục về giá được thiết lập hồi tháng 8. Giá bạc cũng kết thúc năm 2020 với mức tăng tốt nhất trong 8 năm qua.
Trong nước, tăng theo thị trường thế giới, giá vàng các thương hiệu cũng chứng khiến sự thăng hoa khi lần lượt vượt 45 triệu đồng/lượng, 50 triệu đồng/lượng và 55 triệu đồng/lượng trong năm 2020.
Trong phiên cuối cùng của năm 2020, giá vàng trong nước vẫn giữ được mức giá cao trên 56 triệu đồng/lượng. Trong đó, giá vàng SJC 55,55-56,10 triệu đồng/lượng; Giá vàng Doji 55,40-56,25 triệu đồng/lượng; Giá vàng 9999 NPQ tại Phú Quý 54,55-55,35 triệu đồng/lượng; Giá vàng 24k Rồng Vàng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu 54,76-55,46 triệu đồng/lượng…