Trầu cau đã đi vào sự tích, thơ ca, từng gắn bó với đời sống vùng thôn quê thân thiết. Nét đẹp hồn quê ấy hiện vẫn còn được lưu giữ ở làng trầu Vị Thủy và lưu truyền từ bao đời nay…
Làng trầu Vị Thủy (thuộc xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy - Hậu Giang) đã nổi tiếng từ lâu đời. Ở làng trầu có trên 200 hộ trồng trầu với diện tích trên 32ha, tập trung nhiều nhất ở ấp 5 và ấp 7.
Người trồng nhiều nhất vài ngàn nọc trầu, ít nhất cũng vài trăm nọc, xen với vườn cây ăn trái. Ngày nay, còn rất ít người ăn trầu, nên hình ảnh cây cau, dây trầu đã dần dần mờ phai. Nhưng tại làng trầu Vị Thủy, vẫn còn đó những vườn trầu vàng ươm, mướt mát làm say mê vãng khách.
Hậu Giang: Đăng ký nhãn hiệu tập thể Làng trầu Vị Thủy |
Và để bảo tồn giá trị văn hóa, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thống nhất chủ trương cho Hợp tác xã Trầu Vàng (ấp 5, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy) sử dụng địa danh “Vị Thủy” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Làng trầu Vị Thủy” theo đề nghị của Sở KH&CN. Giao Giám đốc Sở KH&CN chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn Hợp tác xã Trầu Vàng thực hiện đăng ký nhãn hiệu tập thể “Làng trầu Vị Thủy” theo đúng quy định.
Cây trầu cho thu hoạch lá quanh năm, nhưng thời điểm cận Tết Nguyên đán là lúc trầu bán được giá nhất. Mặc dù được xem là nghề phụ (bên cạnh trồng lúa, làm vườn) nhưng trồng trầu đem lại thu nhập đáng kể cho bà con, công việc lại không vất vả nhiều như trồng lúa.
Hiện nay, trên địa bàn có 1 vựa thu mua trầu để cung cấp cho TP.HCM và xuất khẩu sang Trung Quốc nên người dân yên tâm đầu ra. Hiện xã Vị Thủy đã hình thành câu lạc bộ Vườn Trầu với nhiều thành viên có vườn trầu khá
Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo