Theo thông báo 21/10, giao dịch của ông Lương Thế Phúc được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 26/10 đến 24/11 theo phương pháp khớp lệnh và thỏa thuận.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/10, thị giá VJC giữ nguyên ở mức tham chiếu 108.900 đồng/CP, tương ứng mức giảm 26,5% so với mức đỉnh hồi tháng 3. Tạm tính mức giá này, ông Phúc dự kiến sẽ thu về 14,2 tỷ đồng cho số cổ phần nói trên.
Vào tháng 7, ông Phúc cũng đã đăng ký bán 150.000 đơn vị, tuy nhiên do thị trường không thuận lợi, ông chỉ bán được 2/3 số cổ phiếu nói trên.
Trước ông Phúc, Phó Giám đốc Kỹ thuật của Vietjet là ông Nguyễn Đức Thịnh vào ngày 17/10 cũng đã đăng ký bán 100.000 đơn vị cổ phiếu VJC, dự kiến giao dịch từ 21/10 – 24/11, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại hãng bay này xuống còn 0,059% tương đương với 320.000 cổ phiếu.
Về tình hình kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, Vietjet ghi nhận doanh thu hợp nhất 16.112 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 426 tỷ đồng, lần lượt tăng 113% và 249% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến ngày 30/6, Vietjet có tổng tài sản là 62.669 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 1,07 lần.
Theo đánh giá của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 tích cực nhờ nhu cầu đi lại đang trên đà phục hồi mạnh, đặc biệt là các chặng nội địa tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2019, giai đoạn trước dịch Covid-19.
Đối với hoạt động vận chuyển hành khách, hãng bay này đã thực hiện gần 33.000 chuyến bay và vận chuyển 6 triệu lượt hành khách, tăng lần lượt 135% và 200% so với cùng kỳ 2021. Bên cạnh đó, Vietjet còn ghi nhận tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt hơn 11.000 tấn.
Vietjet là hãng hàng không tiên phong trong việc mở các đường bay giữa Việt Nam và Ấn Độ với 17 đường bay kết nối các thành phố lớn nhất giữa 2 nước. Hãng cũng đạt được thỏa thuận với Boeing về tái cấu trúc hợp đồng đặt mua 200 tàu bay Boeing 737, đây là nền tảng quan trọng giúp Vietjet đảm bảo kế hoạch mở rộng đội tàu bay và đáp ứng chiến lượng phát triển trong tương lai.