Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 20/04/2024

Nhận 3.400 tỷ đồng từ DN Nhật Bản, DHG báo lãi thấp nhất trong 4 năm

Theo MTĐT 15:45 22/10/2019

Công ty CP Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 với doanh thu tăng gần 6%. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn 13%, dẫn đến lợi nhuận gộp giảm 3%, còn 370 tỷ đồng.

Taisho Holdings đầu tư 3.400 tỷ đồng cho Dược Hậu Giang

Taisho Pharmaceutial là tập đoàn dược phẩm có thị phần thuốc OTC lớn nhất Nhật Bản. Với lịch sử phát triển hơn 100 năm, Taisho sở hữu bề dày kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu sản phẩm, công nghệ sản xuất tiên tiến cũng như hệ thống phân phối trải khắp toàn cầu.

Taisho Holdings vừa thông báo dự chi 3.400 tỷ đồng hồi đầu quý II, nâng tỷ lệ sở hữu Dược Hậu Giang. Đây là công ty dược nội địa lớn nhất Việt Nam xét về doanh thu và vốn hóa thị trường. Ước tính vốn hoá hiện tại của Dược Hậu Giang xấp xỉ 15.000 tỷ đồng, doanh thu năm 2018 gần 3.900 tỷ đồng, lớn hơn tổng doanh thu của cả hai công ty đứng sau gộp lại.

Taisho hiện là cổ đông lớn nhất của Dược Hậu Giang

Thông tin trên Zing cho biết, ngay khi trần sở hữu nước ngoài của Dược Hậu Giang được phê duyệt nới lên 100% vào ngày 4/7/2018, Taisho ra thông báo mua cổ phiếu DHG.

Tính đến thời điểm mới đây, tập đoàn này đã sở hữu 34,99% vốn điều lệ Dược Hậu Giang và chào mua thêm 21,7% cổ phần hoàn tất trong tháng 4, biến Taisho thành cổ đông lớn nhất của Dược Hậu Giang.

Sau khi trở thành công ty mẹ của Dược Hậu Giang, Tập đoàn Taisho (Nhật Bản) đặt kế hoạch lãi 754 tỷ trong năm nay.

Để đạt được kết quả này, ban lãnh đạo Dược Hậu Giang cho biết công ty sẽ đẩy mạnh khai thác các dây chuyền đã đạt tiêu chuẩn PIC/s–GMP, Japan-GMP, và nghiên cứu các sản phẩm mới phục vụ thị trường nội địa, quốc tế.

Ngoài ra, công ty cũng sẽ thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ để gia tăng cơ hội đấu thầu, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu thuốc…

Thế nhưng, kết quả kinh doanh mới đây được Dược Hậu Giang công bố không mấy khả quan.

Lợi nhuận quý III/2019 DHG thấp nhất trong 4 năm

Báo cáo tài chính của DHG chỉ ra trong quý 3, chi phí bán hàng tăng 3% lên 170 tỷ đồng, dù công ty đã tiết giảm 10 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo. Lợi nhuận sau thuế giảm 15%, còn 117,5 tỷ đồng do các chi phí trong kỳ đều tăng, trong khi lợi nhuận gộp giảm. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ quý I/2015.

Lợi nhuận sau thuế của DHG giảm 15%, còn 117,5 tỷ đồng do các chi phí trong kỳ đều tăng

Theo Báo Đấu thầu, lũy kế 9 tháng, Dược Hậu Giang ghi nhận doanh thu thuần là 2.617 tỷ đồng, giảm nhẹ 2%. Lợi nhuận sau thuế là 427 tỷ đồng, giảm 5%. Năm 2019, công ty đặt kế hoạch doanh thu là 3.943 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 754 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, công ty hoàn thành 66% chỉ tiêu doanh thu và 64% chỉ tiêu lợi nhuận.

EPS lại tăng 3% so với cùng kỳ ở mức thấp hơn do năm ngoái công ty trích lập ít hơn cho quỹ khen thưởng phúc lợi, đạt 3.153 đồng/cổ phiếu, tăng

Tính đến 30/9, tổng tài sản là 3.927 tỷ đồng, tăng hơn 6%, chủ yếu từ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (1.363,5 tỷ đồng), chiếm 35%. Trong đó, toàn bộ là tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 3 tháng đến 12 tháng. Hàng tồn kho giảm 20 tỷ đồng, còn 871 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, nợ phải trả là 753 tỷ đồng, chủ yếu là từ các khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, các khoản này đã giảm 41% cùng kỳ, còn 231 tỷ đồng.

BCTC Quý 3/2019 của CTCP Dược Hậu Giang

Thông tin trên báo Thương trường cho biết, theo lý giải của DHG, việc doanh thu sụt giảm là do công ty ngừng phân phối hàng cho MSD và Eugica. Thực tế, việc ngừng phân phối cho MSD và Eugica bắt đầu từ tháng 4-2018 và tháng 6-2018.

Theo MTĐT

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/nhan-3400-ty-dong-tu-dn-nhat-ban-dhg-bao-lai-thap-nhat-trong-4-nam-d62579.html

Bạn đang đọc bài viết Nhận 3.400 tỷ đồng từ DN Nhật Bản, DHG báo lãi thấp nhất trong 4 năm tại chuyên mục Doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Doanh nghiệp
Đóng cửa toàn bộ chi nhánh và cắt đứt liên lạc từ hơn 1 tuần trước, chuỗi nhà hàng Món Huế bị tố nợ lương nhân viên hơn 2 tháng và quá hạn thanh toán cho nhiều nhà cung cấp.