Theo báo CAND, Hệ thống giếng cổ Gio An có niên đại hàng chục thế kỷ đã được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia. Hệ thống gồm có 14 giếng cổ: Giếng Côi, Giếng Dưới, Giếng Búng, Giếng Trạng, Giếng Đào ở thôn An Nha; Giếng Gái 1, Giếng Gái 2, Giếng Nậy thôn An Hướng; Giếng Tép, Giếng Ông, Giếng Bà, Giếng Gai thôn Hảo Sơn; Giếng Máng thôn Long Sơn; Giếng Pheo thôn Tân Văn.
Hệ thống giếng cổ Gio An đã được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia |
Nét độc đáo của hệ thống giếng cổ là tên gọi và địa điểm nằm ở chân sườn các quả đồi đất đỏ bazan, được tạo thành nhờ kỹ thuật lắp ghép, kè đá để khai thác các mạch nước ngầm trong lòng đất phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Từ trước đến nay, dù thời tiết khô hạn đến đâu, nước trong hệ thống giếng cổ vẫn không bao giờ cạn, luôn trong xanh và mát lạnh.
Tương tự, trên báo TNMT thông tin, Đây là công trình hệ thống dẫn thủy cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất không bao giờ khô cạn do người Chăm sáng tạo và được người Việt tiếp thu giữ gìn cho đến ngày nay. Theo các nhà khoa học, giếng Cổ Gio An đã có trên 5.000 năm tuổi.
Mới đây, Quảng Trị đã nghiên cứu để hình thành tour thăm giếng cổ Gio An và sản vật độc đáo của địa phương này.
M.ANH/Sở hữu Trí tuệ