rước thông tin người dân Hà Nội đổ xô đi mua thực phẩm về dự trữ sau khi xuất hiện bệnh nhân thứ 17 dương tính với Covid-19, chiều muộn ngày 7/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp khẩn với các Vụ Thị trường trong nước, Quản lý thị trường, các daonh nghiệp bán lẻ về các biện pháp đảm bảo nguồn cung trong nước, ổn định thị trường hàng hóa.
Thông tin tại cuộc họp, đại diện Sở Công Thương Hà Nội, các nhà bán lẻ lớn như Co.op mart, BigC, Vinmart...đều khẳng định, kế hoạch tích trữ hàng hóa để cung ứng cho người dân đã được chuẩn bị từ ngay sau Tết nguyên đán, nên không có chuyện khan hiếm hàng hóa.
Bà Dương Thị Thanh Tâm - Phó Tổng giám đốc Vincommecre khẳng định, VinMart và VinMart+ cam kết đồng hành, đảm bảo nguồn cung, bình ổn và không tăng giá hàng hoá trên toàn thành phố Hà Nội và toàn quốc.
Bà Tâm chia sẻ, người dân không cần phải lo lắng, mua đồ dự trữ với khối lượng lớn, chỉ nên mua lượng đủ dùng để đảm bảo sinh hoạt thiết yếu cho gia đình vì nguồn cung hàng hoá rất dồi dào. VinMart, VinMart+ cùng các nhà cung cấp sẽ bổ sung liên tục trong ngày.
Vincommecre cho biết, ngay từ thời gian đầu khi nhận được thông tin về diễn biến dịch bệnh, hệ thống siêu thị VinMart và chuỗi cửa hàng VinMart+ đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp hàng hóa để đảm bảo tăng nguồn cung hàng hóa và ưu tiên các hàng hóa thiết yếu; phục vụ nhu cầu người dân.
Hiện VinMart và VinMart+ đảm bảo bình ổn giá với nguồn cung hàng hóa ổn định, bằng việc chủ động đặt hàng, ưu tiên chuyển hàng về các siêu thị có nhu cầu mua sắm lớn từ các nhà cung cấp lớn và uy tín.
Toàn bộ kế hoạch cung ứng hàng hóa đều được VinMart, VinMart+ chủ động, báo cáo và cam kết với Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh để đảm bảo bình ổn thị trường và nguồn cung hàng hóa cho người tiêu dùng.
Với các mặt hàng đặc biệt như khẩu trang y tế, nước rửa tay, VinMart, VinMart+ đã truyền thông tới khách hàng với lượng mua định mức mỗi khách hàng chỉ mua được 2 đơn vị sản phẩm (hộp, gói...) trong 1 lần giao dịch; để đảm bảo không xuất hiện tình trạng mua quá nhiều dẫn đến tình trạng khan hiếm. 100% cơ sở kinh doanh của VinMart, VinMart+ cam kết không có hiện tượng găm hàng đẩy giá.
Theo Vincommecre, hiện nay có trên 132 siêu thị VinMart và hơn 3.200 cửa hàng VinMart+ tại 55 tỉnh, thành trên toàn quốc.
Đến nay, hệ thống siêu thị VinMart luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong việc kiểm nghiệm, kiểm tra độc lập về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm cung ứng vào siêu thị.
VinMart, VinMart+ hiện có trên 40 phòng và trạm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn quốc, có 2 phòng đạt tiêu chuẩn châu Âu ISO/IEC 17025:2005, kết quả phân tích tại đây được cơ quan thẩm quyền nhà nước công nhận về mặt pháp lý và được thừa nhận trên trường quốc tế.
Tại siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+ các sản phẩm được sơ chế, trưng bày và bảo quản theo đúng quy định, đảm bảo các sản phẩm an toàn.
VinMart, VinMart+ cung cấp các dịch vụ mua sắm từ xa VinMart Scan & Go qua ứng dụng di động VinID và bán hàng qua website VinMart.com để phục vụ cho các khách hàng hiện đại, hoặc khách có tâm lý e ngại đám đông khi phải mua hàng trực tiếp.
Để thiết lập không gian mua sắm an toàn tại hệ thống siêu thị VinMart, VinMart+, tất cả các quầy thu ngân đều được đặt 1 chai nước rửa tay sát khuẩn khô để khách hàng và cả nhân viên có thể sát khuẩn tay liên tục, nhanh chóng, cũng như đóng hàng vào túi cho khách hàng được sạch sẽ.
Tất cả nhân viên của VinMart & VinMart+ bắt buộc đeo khẩu trang trong thời gian làm việc để tránh lây nhiễm khi tiếp xúc với khách hàng.
Để tạo sự an tâm mua sắm cho khách hàng khi tới siêu thị, khách hàng hoàn toàn có thể trả tiền hóa đơn mua hàng tại quầy thu ngân bằng tiền trên ứng dụng ví điện tử VinID để tránh bị lây nhiễm khi dùng tiền mặt.
Về phía siêu thị Big C, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail (quản lý hệ thống siêu thị Big C) cho biết, liên quan tới việc Hà Nội xuất hiện ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên, sáng nay (7/3) đã có tình trạng khách hàng đến mua sắm tại siêu thị tăng đột biến, dẫn đến thiếu hàng cục bộ trên một số quầy hàng.
Theo bà Phương, ngay từ khi có dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, hệ thống bán lẻ thực phẩm Central Retail đã chủ động trữ lượng tồn kho tăng lên 3-4 lần.
"Trong hôm nay chúng tôi đã làm việc với các nhà cung cấp tăng cường tần suất giao hàng; đồng thời huy động và tăng cường nhân viên làm việc tối đa, thậm chí làm thêm giờ cả ban đêm. Chúng tôi cam kết tiếp tục bình ổn giá, không tăng giá bán hàng hóa thực phẩm thiết yếu," bà Phương nhấn mạnh./.
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh cho biết, với những diễn biến ngày càng cực đoan hơn của dịch bệnh thì phải làm thế nào để đảm bảo được nguồn cung trong dài hạn. Kể cả các nước phát triển đã xảy ra chuyện này, tích trữ quá nhiều sẽ gây quá tải cục bộ, đặt ra bài toán chuẩn bị cho các doanh nghiệp. Có tính đến yếu tố cách ly cả khu dân cư lớn hơn thì áp lực cung ứng hàng hóa như thế nào.
Bộ trưởng cho rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải chủ động chuỗi cung ứng hàng hóa để cung ứng liên tục cho người dân, kể cả vật tư y tế phục vụ nhân dân.
Mộc Diệp