Năm 2020 dự tăng cổ tức lên 45% dù đặt chỉ tiêu lợi nhuận giảm mạnh
Dự báo tình hình kinh doanh năm nay, GAS cho biết các nguồn khí trong nước suy giảm, nguồn khí mới LNG bổ sung từ GAS chưa kịp thời, xuất hiện đơn vị ngoài ngành cung cấp LNG cạnh tranh trực tiếp với hoạt động cung cấp khí.
Mặt khác, sự cố thiết bị gây gián đoạn cấp khí/dừng cấp khí của phía thượng nguồn ngày một tăng; các chi phí ngày một tăng (tăng chi phí bảo dưỡng sửa chữa, tăng chi phí thu dọn mỏ, tăng chi phí mua khí PM3-Cà Mau).
Công ty cũng phải huy động nguồn lực lớn cho nhiều dự án đang triển khai như giai đoạn 2 dự án đường ống dẫn khí NCS2 điều chỉnh; dự án đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt; dự án kho chứa LNG 1 MMTPA tại Thị Vải; dự án mở rộng, nâng công suất kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm…
Với những luận điểm trên, GAS trình kế hoạch doanh thu 66.163,5 tỷ - giảm 12% và lợi nhuận sau thuế 6.636 tỷ - giảm mạnh 45% so với kết quả thực hiện năm 2019. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 dựa trên dự tính giá dầu 60 USD/thùng.
Đáng chú ý, mặc dù chỉ tiêu thấp, GAS dự kiến chi cổ tức 2020 với tỷ lệ 45%, tăng mạnh so với mức 30% của năm 2019.
Nói về chỉ tiêu 2020 giữa biến động giá dầu trên thế giới, đại diện GAS nhấn mạnh giá dầu giảm sâu cũng có ảnh hưởng nhưng không lớn tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngược lại, tác động bởi dịch Covid-19 lên dự án thì chắc chắn là có.
Một mặt, chỉ thị giãn cách ly xã hội tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới khiến việc nhập khẩu vật tư thiết bị sản xuất bị đình trệ. Mặt khác liên quan đến các chuyên gia dự án, kỹ thuật viên người nước ngoài tại GAS
Song, hiện GAS vẫn làm việc với các nhà thầu, nhà thầu phụ để xem xét, điều chỉnh kế hoạch để tối ưu lại tiến độ cũng như rút ngắn thời gian. Theo kế hoạch, tiến độ sẽ thực hiện đúng vào quý 3 thay vì kéo dài qua sang năm, "Chúng tôi hy vọng sẽ có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật để khắc phục tác động kép Covid-19 và giá dầu thấp".
Chia sẻ thêm về tiến độ dự án Lô B, GAS cho biết dự án đang triển khai. Tuy nhiên, dự án có đặc thù chuyển ngang giá khí cho nơi tiêu thụ cuối cùng là các nhà máy điện: việc này ảnh hưởng đến giá điện tổng thể của khâu phát điện tại Việt Nam, do đó cần có quy chế cụ thể từ phía Chính phủ. Bởi nguyên nhân này, dự án đang chậm tiến độ do với kế hoạch, đến nay đang trong quá trình chọn nhà thầu EPC.
Đến nay, dự án Lô B do GAS sở hữu 51%, tập đoàn PVN nắm 28%, cùng các đối tác Thái Lan và Nhật khoảng 21%.
PV GAS lãi sau thuế 6 tháng 2020 vượt 20% kế hoạch nửa năm
Tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2020.
PV GAS ghi nhận tổng doanh thu ước đạt 33.438 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch 6 tháng, giảm 14,6% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.941 tỷ đồng, bằng 121% kế hoạch 6 tháng; Lợi nhuận sau thuế ước đạt 3.930 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch 6 tháng; giảm 35,9% so với cùng kỳ năm trước nộp Ngân sách Nhà nước ước đạt 2.275 tỷ đồng, bằng 154% kế hoạch 6 tháng.
Tổng sản lượng khí sản xuất và cung cấp khoảng 4,6 tỷ m3, bằng 104% kế hoạch 6 tháng; Sản xuất và cung cấp khoảng 31 ngàn tấn condensate, bằng 110% kế hoạch 6 tháng; Sản xuất và kinh doanh khoảng 923 ngàn tấn LPG, bằng 142% kế hoạch 6 tháng.
Giá dầu bắt đầu giảm từ đầu tháng 2, liên tục giảm sâu trong tháng 3, 4 và ghi nhận thấp nhất trong hơn hai thập niên qua kể từ lần giá dầu chạm đáy vào cuối năm 1999. Giá dầu Brent (Dated Brent) trung bình 6 tháng đầu năm khoảng 40 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá kế hoạch (60USD/thùng). Giá CP của LPG liên tục giảm từ tháng đầu năm, trong 4/6 tháng đầu năm, giá từ 578 USD/tấn trong tháng 01 giảm xuống còn 235 USD/tấn trong tháng 4/2020 (tương ứng giảm 60%).
Bên cạnh đó, các sự cố phía thượng nguồn ngày một tăng, sản lượng sụt giảm; nhu cầu tiêu thụ khí, các sản phẩm khí của khách hàng ở mức thấp/không ổn định; một số dự án lớn có tiến độ sát và phức tạp, trong quá trình triển khai có nhiều phát sinh phải xử lý, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc đảm bảo tiến độ hoàn thành là hết sức khó khăn.
Trong 6 tháng đầu năm, PV GAS cũng đã triển khai nhiều phần việc quan trọng khác liên quan đến các dự án LNG/phát triển mỏ như: các công tác liên quan đến việc thành lập pháp nhân cho Kho LNG Sơn Mỹ; đàm phán các hợp đồng cung cấp khí tái hóa từ LNG cho các nhà máy điện Sơn Mỹ 1, Nhơn Trạch 3 và 4; ký MOU với nhà máy điện Phú Mỹ 3 BOT về việc cung cấp và tiêu thụ LNG; các công tác liên quan đến triển khai dự án Lạc Đà Vàng, thỏa thuận khung hợp đồng mua bán khí Sư Tử Trắng; ...
Công ty triển khai tích cực công tác đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án trọng điểm (Giai đoạn 2 dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh; DA đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt; DA cải hoán GPP Dinh Cố để tiếp nhận khí Nam Côn Sơn 2; DA kho chứa LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải; DA mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm; DA nâng công suất bồn chứa LPG Thị Vải;...); đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán khí, cước phí mới; triển khai công tác tái cấu trúc, phát triển thị trường/thị phần
Mộc Diệp(TH)/ Sở hữu trí tuệ