Lãi suất tiết kiệm năm 2021 tại một số ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Sacombank, Techcombank, HDBank, VPBank, VIB… đã có sự điều chỉnh nhẹ ở một số kỳ hạn.
Nhìn chung mặt bằng lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước đều điều chỉnh giảm nhẹ so với đầu tháng 12/2020. Trong đó Vietcombank điều chỉnh giảm 0,1% ở kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng, lãi suất tiết kiệm niêm yết lần lượt là 3,3%/năm và 3,9%/ năm; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2% xuống còn 5,5%/năm và kỳ hạn 24 tháng giảm 0,3%/năm xuống 5,4%/năm.
Ở khối NHTM cổ phần có quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) và lãi suất của nhóm ngân hàng TMCP có quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) có mức giảm lần lượt là 0,13% và 0,145%, xuống 6,29% và 5,71%/năm.
Techcombank điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm ở tất cả các kỳ hạn với mức giảm từ 0,05 – 0,4%/năm, cụ thể: kỳ hạn 3 tháng có mức lãi suất tiết kiệm là 2,85%, 6 tháng là 4,2%/năm, 12 tháng là 4,4%/năm và 24 tháng là 4,9%/năm. Với biểu lãi suất này, Techcombank nằm trong nhóm những ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm thấp nhất thị trường.
Tại VIB, lãi suất tiết kiệm cũng được điều chỉnh giảm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống với mức giảm từ 0,1 – 0,5%, ví như: kỳ hạn 1 tháng có lãi suất là 3,8%/năm (giảm 0,2%) hay kỳ hạn 12 tháng có lãi suất là 6,19%/năm (giảm 0,5%).
Trong khi đó, tại VPBank, lãi suất có sự điều chỉnh tăng tại kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng so với tháng 12/2020, cụ thể: Kỳ hạn 12 tháng tăng thêm 0,8% lên 5,7%/năm; kỳ hạn 24 tháng tăng 0,7% lên 5,7%.
So sánh số liệu từ các ngân hàng Sacombank là ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất trong nhóm, cụ thể: Kỳ hạn 3 tháng có lãi suất là 5,0%/năm, 6 tháng là 6,3%/năm, 12 tháng là 6,9%/năm và 24 tháng là 7,3%/năm.
Hiện Eximbank vẫn đang là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất được ấn định ở mức 8,4%/năm. Để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng cần đạt điều kiện là có khoản tiền từ 500 tỷ đồng trở lên gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 13 và 24 tháng.
Đứng sau Eximbank, ngân hàng OCB ghi nhận mức lãi suất cao nhất là 8,2 %/năm với điều kiện hưởng mức lãi suất gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng.
ACB vươn lên vị trí thứ 3 với mức lãi suất 7,4 %/năm. Mức lãi suất ngân hàng này áp dụng cho khoản tiền gửi 30 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13.
Các ngân hàng SCB, Ngân hàng Quốc Dân, Ngân hàng Bản Việt có chung lãi suất cao nhất là 7,3 %/năm, Kienlongbank (7,1%/năm), OceanBank (7,1 %/năm), ABBank (7,1 %/năm)...
Lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng trong tháng 1/2021 |
Như vậy, lãi suất trung bình 6 tháng và 12 tháng của toàn ngành ngân hàng hiện đang ở mức 5,03% và 5,83%, cùng giảm 1,3% so với thời điểm cuối năm 2019.
Năm 2020 chứng kiến 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành của NHNN. Bên cạnh đó, chỉ số CPI năm 2020 cũng liên tục hạ nhiệt về cuối năm. Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), CPI trung bình cho cả năm 2021 sẽ ngang bằng mức của năm 2020 (3-3,5%).
Với diễn biến của lạm phát như trên, BVSC cho rằng chính sách tiền tệ sẽ vẫn được NHNN duy trì trạng thái nới lỏng mà chưa chịu sức ép thắt chặt. Do đó, mặt bằng lãi suất dài hạn trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ ổn định ở mức thấp, tương đương mặt bằng cuối năm 2020.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình cho cả năm 2021 sẽ ngang bằng mức của năm 2020 (3 - 3,5%).
Với diễn biến của lạm phát như trên, BVSC cho rằng chính sách tiền tệ sẽ vẫn được Ngân hàng Nhà nước duy trì trạng thái nới lỏng mà chưa chịu sức ép thắt chặt. Do đó, mặt bằng lãi suất dài hạn trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ ổn định ở mức thấp, tương đương mặt bằng cuối năm 2020.
Vì vậy, với câu hỏi: nên gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào? các chuyên gia cho rằng, nhìn chung, mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cao hơn các ngân hàng có vốn nhà nước từ 1% đến 2%.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cổ phần có nhiều ưu đãi hấp dẫn, phục vụ chuyên nghiệp, lãi suất huy động cũng cao hơn các ngân hàng ở nhóm ngân hàng nhà nước. Về độ an toàn khi gửi tiền ở ngân hàng nào khách hàng không cần lo lắng quá nhiều vì đều chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, nếu khách hàng có một số tiền lớn thì nên gửi theo sản phẩm tiết kiệm bậc thang để có lãi suất cao. Còn số tiền nhỏ đều hàng tháng thì nên chọn tiết kiệm tích lũy.
Ngoài ra, giám đốc một chi nhánh ngân hàng thương mại khuyến cáo, các khoản tiết kiệm có kỳ hạn thì nếu rút tiền trước khi tới hạn sẽ không có được lãi như mong muốn. Do đó, nếu không biết mình có cần gấp tới số tiền đã gửi hay không thì tốt nhất là hãy gửi tiết kiệm thường để linh hoạt trong việc sử dụng mà vẫn có thể hưởng lãi.
Theo Doanh nhân Việt Nam