Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 10/05/2024

Vì sao NCB tăng vốn bằng phát hành riêng lẻ thay vì phát hành ra công chúng?

DTVN 07:28 09/04/2023

Theo bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch NCB, trong đợt tăng vốn sắp tới, không loại trừ có cổ đông chiến lược nước ngoài có đủ tiềm lực cho sự phát triển cho NCB.

Khoá room ngoại 9%

Một trong những nội dung đáng chú ý trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB) là việc ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ từ 5.601 tỷ đồng lên 11.800 tỷ đồng.

Trả lời câu hỏi cổ đông về kế hoạch này, bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch HĐQT NCB cho biết, HĐQT ngân hàng lựa chọn phương án phát hành riêng lẻ tối đa 620 triệu cổ phiếu là theo đúng lộ trình của Đề án 80 đã được thông qua trước đó. Tuy nhiên, Ban điều hành ngân hàng kỳ vọng có thể hoàn thành kế hoạch này sớm hơn mục tiêu và sẽ không chậm hơn năm 2025.

Giải thích lý do tại sao chọn phương án phát hành riêng lẻ thay vì phát hành ra công chúng, bà Hương cho biết, vì các nhà đầu tư chiến lược có công nghệ, kinh nghiệm, không loại trừ khả năng có thể là cổ đông nước ngoài - đây cũng là yêu cầu định hướng của cơ quan quản lý khi các cổ đông chiến lược nước ngoài có dòng vốn đủ cam kết dài hạn cho sự phát triển của ngân hàng.

Tài chính - Ngân hàng - Vì sao NCB tăng vốn bằng phát hành riêng lẻ thay vì phát hành ra công chúng?

Chủ tịch HĐQT NCB Bùi Thị Thanh Hương.

Về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, Chủ tịch NCB cho biết, các tiêu chí lựa chọn sẽ đảm bảo theo quy định pháp luật. Hiện ngân hàng vẫn có sự đồng hành của cổ đông Nhật Bản và cổ đông Anh, việc khoá room ngoại 9% của NCB cũng để đảm bảo có cơ hội chọn đúng thời điểm, đối tác và thời gian trong thời gian tới.

Về mục tiêu tăng vốn, theo bà Hương, có 3 mục tiêu chính gồm đầu tư mạng lưới, lựa chọn dịch chuyển địa điểm kinh doanh. Ngoài ra, là đầu tư công nghệ, đây là yêu cầu bắt buộc, phù hợp với xu thế.

Điều này có thể làm tăng chi phí trong 1-2 năm đầu nhưng trong tương lai sẽ có hiệu quả, cùng với đó hệ thống quản trị rủi ro, giám sát tuân thủ sẽ kịp thời hơn. Tiếp theo đó, tăng cường năng lực tài chính, theo các bộ chỉ số tiêu chuẩn quốc tế.

Đặt thanh khoản lên hàng đầu

Trả lời câu hỏi của cổ đông về ảnh hưởng của sự cố SCB với các ngân hàng nhỏ, ông Nguyễn Đình Tuấn - Phó Tổng Giám đốc thường trực NCB cho biết, việc này xảy ra vào tháng 10 năm ngoái, ảnh hưởng dây chuyền vào tháng 11, khi đó nhiều cổ đông đặt ra những hoài nghi về các rủi ro hoạt động của ngân hàng.

Trong quý IV/2022, NCB đã có sự nỗ lực đưa tổng huy động vốn tăng lên 6.300 tỷ đồng mặc dù lãi suất không còn ở Top 3 thị trường như thời gian trước mà chỉ duy trì vị trí thứ 8,9 trên thị trường.

Còn theo Chủ tịch Bùi Thị Thanh Hương, HĐQT của NCB luôn đặt vấn đề an toàn thanh khoản lên hàng đầu nhất là sau giai đoạn khủng hoảng trong thời gian vừa qua. NCB đã duy trì được tỉ lệ dự trữ thanh khoản duy trì ở mức 24,09%, cao gấp đôi tỉ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, Đại hội cũng trao đổi về hợp đồng của NCB với đối tác chiến lược sẽ tập trung huy động tiền gửi của các khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, đầu năm 2022 cuối 2021 các khách hàng được cổ đông chiến lược giới thiệu luôn duy trì số dư tiền gửi tại NCB từ 2.000 đến hơn 2.000 tỷ đồng, đây là tiền gửi không thời hạn (CASA) với chi phí vốn rất rẻ.

Tài chính - Ngân hàng - Vì sao NCB tăng vốn bằng phát hành riêng lẻ thay vì phát hành ra công chúng? (Hình 2).

Đại hội đồng cổ đông năm 2023 của NCB.

Theo bà Hương, công tác tín dụng của NCB không tiến hành bất kỳ khoản cho vay trung dài hạn nào liên quan đến khách hàng do đối tác chiến lược giới thiệu mà tập trung kỳ hạn ngắn tối đa 9 tháng để tăng khoản thu và điều chỉnh lãi suất cho vay tốt nhất. Ngoài ra, hợp đồng cũng giúp tăng trưởng mảng phi tín dụng so với năm trước, mở được LC, thanh toán quốc tế,...

Hiện ngân hàng đã chuẩn bị đề án mới để chuẩn bị trình lên Ngân hàng Nhà nước. NCB đưa ra lộ trình giải quyết trên không chỉ dựa trên tình trạng đề án cũ mà còn bổ sung tình hình mới nhất. Ngân hàng cũng đã thuê đơn vị tư vấn EY để đưa ra khuyến nghị phù hợp cho các giải pháp.

Tại Đại hội, cổ đông NCB cũng đã thông qua miễn nhiệm 2 thành viên Ban Kiểm soát là bà Trần Thị Hà Giang - Trưởng Ban Kiểm soát và bà Trần Thị Minh Huệ, đều có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân, các nhân sự này sau khi được miễn nhiệm vẫn mong muốn được tiếp tục cống hiến cho NCB.

Đồng thời, thông qua bầu Ban Kiểm soát mới gồm 3 thành viên, trong đó, bà Đỗ Thị Đức Minh được bầu làm Trưởng Ban Kiểm soát mới, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Link gốc : https://www.nguoiduatin.vn/vi-sao-ncb-tang-von-bang-phat-hanh-rieng-le-thay-vi-ph-ra-cong-chung-a602039.html

Bạn đang đọc bài viết Vì sao NCB tăng vốn bằng phát hành riêng lẻ thay vì phát hành ra công chúng? tại chuyên mục Tài chính - Ngân hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tài chính - Ngân hàng