Các quan chức của FED báo hiệu họ dự kiến sẽ tăng lãi suất vào cuối năm 2023, sớm so với dự đoán vào tháng 3, khi nền kinh tế phục hồi nhanh chóng trước tác động của đại dịch và lạm phát đang nóng lên.
Dự báo trung bình cho thấy tỷ lệ lãi suất chuẩn của họ tăng lên 0,6% từ gần 0 vào cuối năm 2023. Vào tháng 3, họ đã dự kiến sẽ giữ mức lãi suất gần bằng 0 trong suốt năm 2023.
Trong cuộc họp kéo dài 2 ngày, các quan chức FED cũng thảo luận về việc cuối cùng sẽ cắt giảm hoặc giảm dần chương trình mua trái phiếu của ngân hàng trung ương. Chủ tịch Jerome Powell cho biết thời điểm để hành động như vậy vẫn chưa chắc chắn.
Cổ phiếu và trái phiếu giảm sau tuyên bố từ FED và cuộc họp báo của ông Powell. Chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa thấp hơn 0,8% và lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng lên 1,569%, từ 1,498% vào thứ 16/06. Lợi tức trái phiếu tăng vì giá giảm.
Phil Orlando, chiến lược gia trưởng về thị trường cổ phiếu tại Federated Hermes Inc., cho biết sự thay đổi trong giọng điệu và những dự báo mới của FED là “lời cảnh tỉnh cho thị trường” về phản ứng của ngân hàng trung ương đối với lạm phát cao hơn.
Sự thúc giục phải thay đổi chính sách chỉ ra sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn và lạm phát nóng hơn nhiều so với dự đoán của FED vài tháng trước.
FED sẽ không dừng và cũng không thu hẹp chương trình mua tài sản 120 tỷ USD mỗi tháng. Ảnh: Bloomberg. |
Trong tuyên bố sau cuộc họp FED cho biết: “Tiến bộ về tiêm chủng đã làm giảm sự lây lan của COVID-19 tại Mỹ... Với tiến bộ này và sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ, các chỉ số về hoạt động kinh tế và việc làm đã được củng cố".
Trong các dự báo cập nhật được công bố vào ngày 16/6, có 13/18 các quan chức FED cho biết họ dự kiến sẽ nâng lãi suất ngắn hạn vào cuối năm 2023, tăng 7 người so với tháng 3. Vào tháng 3, hầu hết các quan chức đều muốn giữ lãi suất gần bằng 0 cho đến hết năm 2023.
Bảy quan chức dự kiến sẽ tăng lãi suất vào cuối năm 2022, so với chỉ 4 người vào tháng 3. Không có ai muốn nâng lãi suất trong năm nay.
FED đã giữ ổn định lãi suất quỹ liên bang chuẩn của mình kể từ tháng 3/2020, khi ảnh hưởng của đại dịch gây ra sự suy giảm kinh tế mạnh nhất trong nhiều thế hệ. Ngân hàng trung ương cũng đã mua ít nhất 120 tỷ USD mỗi tháng trái phiếu kho bạc và chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp kể từ tháng 6/2020 để giảm chi phí vay dài hạn, hỗ trợ thêm cho sự phục hồi kinh tế.
FED lặp lại rằng họ dự kiến sẽ tiếp tục mua trái phiếu cho đến khi đạt được “tiến bộ đáng kể hơn nữa” trong việc phục hồi, kể từ tháng 12/2020.
Các quan chức FED muốn nền kinh tế tiến gần hơn đến mục tiêu "toàn dụng lao động" và lạm phát duy trì 2% trước khi giảm lượng mua trái phiếu. Họ đã nói rằng muốn đạt được đầy đủ các mục tiêu đó trước khi tăng lãi suất.
Ông Powell cho biết các dự báo cho thấy nhiều quan chức FED tin rằng họ sẽ đạt được những mục tiêu đó “hơi sớm hơn dự đoán” và “đó sẽ là một sự phát triển đáng hoan nghênh”.
Ông cho biết việc vẫn còn "cách xa" đáp ứng tiêu chuẩn để giảm lượng mua trái phiếu. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng nền kinh tế đang đạt được tiến bộ đối với các mục tiêu của FED và các nhà hoạch định chính sách sẽ đánh giá thời điểm thích hợp để bắt đầu thu hẹp lại việc mua tài sản trong các cuộc họp sắp tới.
Ông Powell nói: “Bạn có thể nghĩ về cuộc họp này như một 'lời nói suông về việc cắt giảm' nếu bạn muốn”.
Kể từ cuộc họp trước đó của các quan chức vào tháng 4, tiến độ của thị trường lao động có phần chậm hơn so với dự đoán của FED. Các nhà tuyển dụng đã thêm 837.000 việc làm trong tháng 4 và tháng 5, khiến tổng số việc làm là 7,6 triệu việc ít hơn so với mức độ trước đại dịch.
Trong những tuần gần đây, các nhà hoạch định chính sách đã trở nên kém tin tưởng hơn vào việc nền kinh tế có thể phục hồi tất cả việc làm bị mất trong bối cảnh đại dịch mà không thúc đẩy lạm phát. Khoảng 2,6 triệu người đã nghỉ hưu từ tháng 2/2020 đến tháng 4 năm nay. Một số nhà kinh tế nói rằng dân số Mỹ đang già đi đều cho thấy phạm vi hạn chế để đảo ngược xu hướng đó.
Ông Powell nói: “Chúng tôi đã chứng kiến một số lượng lớn người nghỉ hưu... Vì vậy, chúng tôi thực sự không biết chính xác sự tham gia của lực lượng lao động sẽ như thế nào khi chúng tôi tiếp tục hành động. Nhưng tôi có xu hướng xem xét nó và nghĩ rằng nó có thể trở lại mức cao, mặc dù có thể mất một thời gian để làm được điều đó”.
Ngược lại, lạm phát đã cao hơn dự kiến. Vào tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng của Bộ Lao động đã tăng 5% so với một năm trước đó.
Tỷ lệ lạm phát đó là cao nhất kể từ năm 2008, khiến FED không thoải mái, ngay cả khi các quan chức tiếp tục nhấn mạnh hôm 16/6 rằng họ cho rằng nó chủ yếu phản ánh các yếu tố tạm thời sẽ giảm dần vào cuối năm nay.
Họ lo lắng rằng nếu lạm phát vượt quá 2% quá nhiều hoặc quá lâu, nó có thể khiến các doanh nghiệp và người tiêu dùng dự đoán lạm phát nhiều hơn trong tương lai, khiến lạm phát trở thành một thứ gì đó tự ứng nghiệm.
Bằng chứng về kỳ vọng lạm phát gia tăng có thể sẽ yêu cầu Fed phải thắt chặt chính sách sớm hơn hoặc mạnh hơn so với kế hoạch để cố định lại những kỳ vọng đó quanh mức 2%.
PCE - chỉ số chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân, thước đo lạm phát được ưa thích của Mỹ. Ảnh: FED. |
Ông Powell nói: “Kỳ vọng của chúng tôi là những chỉ số về lạm phát cao mà ta đang thấy hiện nay sẽ bắt đầu giảm bớt". Ông lưu ý rằng các yếu tố thúc đẩy tăng giá lớn nhất, chẳng hạn như ô tô cũ, có liên quan đến ảnh hưởng của đại dịch.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra nguy cơ lạm phát bùng phát khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp kỳ vọng lạm phát cao hơn, từ đó khiến nó tự tăng lên, dẫn đến việc Fed phải thắt chặt chính sách.
Ông Powell nói: “Chúng tôi sẽ không ngần ngại sử dụng các công cụ của mình để giải quyết vấn đề đó... Ổn định giá là một nửa nhiệm vụ của chúng tôi".
Trong các ước tính mới được công bố, các quan chức FED cũng điều chỉnh dự báo lạm phát và tăng trưởng kinh tế cao hơn so với tháng 3.
Các nhà hoạch định chính sách hiện kỳ vọng chỉ số giá chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân của Bộ Thương mại (chỉ số PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của họ - sẽ tăng 3,4% trong quý IV năm 2021 so với một năm trước đó, tăng so với mức dự báo hồi tháng 3 là 2,4%. Họ đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế quý IV đến quý IV từ 6,5% lên 7%.
Các quan chức giữ nguyên dự báo tỷ lệ thất nghiệp trong quý IV năm nay ở mức 4,5%, không thay đổi so với dự báo tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,8% trong tháng 5.
Ông Powell lặp lại rằng FED có kế hoạch thông báo trước cho các thị trường trước khi bắt đầu rút lại các chính sách tiền dễ kiếm mà họ đã áp dụng vào năm ngoái trong bối cảnh đại dịch.
Trong số các mục tiêu của ông là tránh gây ra tình trạng hỗn loạn thị trường, hay còn gọi là "cơn giận dữ" xảy ra sau khi FED công bố kế hoạch thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu tương tự vào năm 2013.
Ông nói rằng việc lo ngại xảy ra sự kiện như vậy sẽ không ngăn cản ngân hàng trung ương tiến lên phía trước.
Ông Powell nói: “Chúng tôi sẽ làm những gì có thể để tránh phản ứng của thị trường, nhưng cuối cùng, khi đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô, chúng tôi sẽ giảm dần tới một mức độ phù hợp".
Theo Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam