thì ngay lập tức một công ty trong nhóm mã cổ phiếu này là Công ty CP Tập đoàn F.I.T (MCK: FIT) đã gửi công văn lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) kiến nghị thanh tra TVB với lý do đưa ra thông tin không chính xác gây ảnh hưởng uy tín danh tiếng của FIT và các công ty thành viên.
Từ khi nào, hoạt động quản trị và nghiệp vụ thông thường của một công ty chứng khoán lại bị khiếu kiện bởi công ty niêm yết có liên quan? Xung quanh câu chuyện này theo tìm hiểu của phóng viên có nhiều điều khá bất ngờ.
Một công ty chứng khoán bất kỳ đều cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trong đó có nghiệp vụ cung cấp cho vay giao dịch ký quỹ.
Theo từng thời kỳ kinh doanh, các công ty chứng khoán thường xuyên thêm hoặc bớt các mã cho vay ký quỹ dựa trên các yếu tố cơ bản như: Bối cảnh chung của thị trường chứng khoán, diễn biến cung cầu & sự biến động giá của các cổ phiếu, chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp và định hướng kinh doanh, quản trị rủi ro theo từng thời kỳ của công ty chứng khoán.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán tăng nóng và dư nợ cho vay toàn thị trường ở mức cao, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước đã có các chỉ đạo kinh doanh an toàn bền vững, vì thế các công ty chứng khoán thường chủ động đánh giá hoạt động cho vay ký quỹ để đảm bảo quản trị rủi ro tốt đem lại sự phát triển bền vững cho công ty, cổ đông và các khách hàng đang giao dịch tại công ty.
Quyết định loại 5 mã chứng khoán ra khỏi sàn giao dịch. |
Một số mã có biến động tăng giá mạnh không đi kèm với hiệu quả tăng trưởng kinh doanh tương ứng hoặc chất lượng báo cáo tài chính có nhiều vấn đề, các công ty này thường được xem xét loại ra khỏi danh mục cho vay.
Đối với vụ việc công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt (TVB) ra quyết định loại bỏ một số mã ra khỏi danh mục chứng khoán giao dịch ký quỹ, trong đó có Công ty CP tập đoàn F.I.T (FIT) và bị công ty này khiếu nại với Uỷ Ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN).
Phóng viên đã có cuộc làm việc với ông Vũ Văn Toản – Trưởng ban Kinh doanh – Công ty CP Chứng Khoán Trí Việt để làm rõ vấn đề này.
Ông Toản cho biết: Trường hợp cổ phiếu của Công ty cổ phần tập đoàn F.I.T (MCK: FIT) trong 1 năm vừa qua đã tăng giá mạnh từ mốc quanh 8.000 đồng/CP lên mốc hơn 20.000 đồng/CP nhưng không đi kèm với hiệu quả tăng trưởng kinh doanh tương ứng với EPS 4 quý gần nhất chỉ đạt 270 đồng/cổ phiếu, chỉ số P/E lên đến 65 là quá cao so với chỉ số P/E cả thị trường chứng khoán Việt Nam đang giao dịch quanh 18.
“Vì thế, ngày 25/06/2021, chúng tôi đã tiến hành rà soát lại danh mục cho vay ký quỹ để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của TVB vì vậy chúng tôi đã tiến hành dừng cho vay ký quỹ nhiều mã cổ phiếu trong đó có Cổ phiếu của Công ty cổ phần tập đoàn F.I.T (MCK: FIT). Ngày 30/06/2021, chúng tôi công bố loại nhiều mã cổ phiếu khỏi Danh mục ký quỹ trong đó có Cổ phiếu của Công ty cổ phần tập đoàn F.I.T (MCK: FIT), thời gian áp dụng từ 1/7/2021 và Khách hàng chủ động xử lý đến ngày 06/07/2021. Chúng tôi có quyền lựa chọn cổ phiếu cho vay ký quỹ theo định hướng kinh doanh và quản trị rủi ro của TVB theo khoản 2 Điều 4 tại Quyết đinh 87/QĐ – UBCKNN về việc ban hành quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán: “Trên cơ sở danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do Sở giao dịch chứng khoán công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán lựa chọn danh sách chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ......” ông Toản nói.
Cũng theo ông Toản, việc loại các cổ phiếu trong đó có Cổ phiếu của Công ty cổ phần tập đoàn F.I.T (MCK: FIT) khỏi Danh mục ký quỹ không làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và quyền lợi của khách hàng tại TVB do các mã chứng khoán bị loại trong đợt cơ cấu cho vay đều là các mã có thanh khoản cao, dư nợ ít và có đủ thời gian cho khách hàng chủ động cơ cấu danh mục. Các khách hàng đang giao dịch các mã trên tại TVB chủ yếu là khách hàng cá nhân, danh mục đa dạng các mã cổ phiếu nên tính rủi ro hoặc ảnh hưởng đến khách hàng được hạn chế tối đa.
“Chúng tôi luôn xem việc tuân thủ quy định quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay ký quỹ là yêu cầu bắt buộc đảm bảo cho công ty phát triển bền vững, bảo vệ cổ đông và tài sản khách hàng của TVB tránh bị thua lỗ khi đầu tư vào các mã có tính đầu cơ cao đi kèm với chất lượng kinh doanh không tăng trưởng tương ứng. Đây là hoạt động hoàn toàn bình thường trong quản trị rủi ro, là nghiệp vụ tối thiểu của bất kì công ty chứng khoán nào và hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật”, ông Toản khẳng định.