Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 23/11/2024

Phong thủy là gì? Những điều không phải ai cũng biết về phong thủy

DTVN 14:05 27/09/2019

Phong thủy là cụm từ quá đỗi quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, phong thủy là gì, xem phong thủy thế nào cho đúng lại là những câu hỏi ít ai có thể trả lời được.

I. Khái niệm phong thủy

Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa phúc và đời sống con người.

Phong là “gió”- hiện tượng không khí chuyển động trong khí Thủy là “nước” – đại diện cho địa thế.

Phong thủy là gì? (Ảnh minh họa)

Gió được chia làm 8 loại (bát phong): gió đông bắc nóng, gió đông ào ào, gió đông nam hun đốt, gió nam rất to gió tây nam rét buốt, gió tây heo may, gió tây bắc rất độc, gió bắc lạnh lẽo; mỗi loại gió cách nhau chừng 2, 3 tháng. Thông qua cách xem gió, người ta có thể đoán ra những hậu quả như: nghèo túng, khốn khổ, tan vỡ, tuyệt diệt chết yểu, không con...

Xét về tính nước, nguồn mạch là yếu tố hàng đầu. Nơi nước chảy là địa hộ nên nó sinh ra của cải và bảo tồn đời sống. Có 2 loại nước là: nước lành – nguồn nước vươn xa, quanh co, uốn khúc, chứa mạch ngầm – và nước xấu – xông tời ào ào và có mùi hôi.

Phong thủy không tách rời riêng rẽ mà chúng luôn luôn đi cùng nhau như biểu trưng cho sự hòa hợp về địa hình, địa thế xung quanh nhà ở: hướng gió, dòng nước, hình dạng, bố cục mặt bằng, không gian xây dựng.

Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát tức phong thủy hợp, hung ắt phong thủy không hợp.

II. Ý nghĩa của phong thủy

Tuy phong thủy có vai trò lớn trong mệnh vận con người nhưng chúng chỉ có vai trò hỗ trợ, cải biến chứ không thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Do đó, người ta tìm đến phong thủy với mong muốn giữ gìn và duy trì một cuộc sống hài hòa, hạnh phúc, khỏe mạnh và sung túc.

III. Những yếu tố cơ bản trong phong thủy

1. Âm trạch và Dương trạch

Phong thủy là gì? (Ảnh minh họa)

Phong thủy nói chung được chia làm 2 lĩnh vực là Âm trạch và Dương trạch

- Âm trạch: theo cách gọi thông thường là mồ mả. Theo phong thủy, nếu người chết được chôn ở những cuộc đất tốt sẽ truyền phúc đức cho con cháu sau này.

- Dương trạch: là những mẫu đất chuyên dùng để xây nhà, dựng đình chùa, miếu mạo,…. Phong thủy quan niệm rằng: dương trạch phải hài hòa, hòa hợp với thiên nhiên thì con người mới có thể sống hạnh phúc, khỏe mạnh và tránh nhiều tai họa.

Từ xa xưa, người ta đã cho rằng phong thủy là yếu tố quan trọng trong vận mệnh của mỗi người. Phong thủy tốt con người mới có thể phát triển, phong thủy không hợp con người dễ gặp phải tai họa, vận xấu. Bởi số mệnh con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân họ mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần.

2. Thuyết ngũ hành

Thuyết ngũ hành là cách biểu thị luật mâu thuẫn trong âm dương nhưng bổ sung và làm thuyết âm dương hoàn bị hơn. Ngũ hành bao gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Trong đó:

- Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay

- Mộc là gỗ

- Thủy là lỏng, là nước đi xuống, thấm xuống

- Hỏa là lửa bùng cháy và bốc lên

- Thổ là đất để trồng trọt, gây giống

Phong thủy là gì?(Ảnh minh họa)

Thuyết ngũ hành bao gồm 2 phương diện: giúp đỡ nhau là tương sinh và chống lại nhau là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.

- Theo luật tương sinh: thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và tuần hoàn tiếp tục tiếp diễn mãi, chúng thúc đẩy nhau phát triển không ngừng. Xét về quan hệ tương sinh, cái sinh ra nó và cái được sinh ra là quan hệ mẫu từ. Ví dụ như kim sinh thủy ắt kim là mẹ của thủy, thủy sinh mộc tức mộc là con của thủy

- Trong khi với quan hệ tương khắc, chúng lại mang ý nghĩa biểu hiện ức chế, thắng nhau. Về luật tương khắc: mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậy lại tiếp diễn mãi. Theo lẽ thường, tương khắc có vai trò duy trì sự cân bằng nhưng cái gì quá cũng không tốt, nếu tương khắc thái quá gây tác động xấu đến nhau.

3. Số sinh thành và phương vị Ngũ hành

Theo quan điểm của Ngũ hành, Trời đất gồm 2 bộ số cho 1 mệnh từ 1-10. Chúng tương ứng với 5 hành: thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Theo đó, chúng ta cùng xem xét đến phương vị ngũ hành tương ứng với từng mệnh:

- Thủy: 1,6- phương Bắc

- Hỏa: 2, 7- phương Nam

- Mộc: 2, 8 – phương Đông

- Kim: 4, 9 – phương Tây

- Thổ: 5, 10 – chính giữa

Từ phong thủy Ngũ hành, ta có thể ứng dụng vào cuộc sống như:

- Chọn hướng theo tuổi mệnh

- Chọn màu hợp mệnh

- Kết hợp làm ăn giữa người hợp mệnh

4. Phong thủy bát quái

Phong thủy đồ hình Bát quái là công cụ tối quan trọng trong việc xác định phương hướng thiết kế và bố trí vạn vật nhằm đem lại may mắn, tài lộc cho con người và tránh tai họa.

Tìm hiểu về phong thủy (Ảnh minh họa)

Bát quái có 8 quẻ gồm:

- Quẻ Càn: Sự sáng tạo:

Quẻ Càn gồm có 3 hào Dương (3 vạch liền). Đây là 3 quẻ có liên quan đến lãnh tụ, người cha và trưởng nam. Quẻ Càn tượng trưng cho trời, cho nghị lực và sự bền bỉ. Càn thuộc đại Kim, hướng Tây Bắc, số 6.

- Quẻ Khôn: Sự tiếp nhận:

Quẻ Khôn gồm 3 hào Âm (3 vạch đứt). Quẻ Khôn liên quan đến người mẹ, trưởng nữ, hành Thổ, hướng Tây Nam, số 2. Quẻ Khôn tượng trưng cho sự bổ sung toàn vẹn cho quẻ Càn. Theo Kinh Dịch, Khôn phải được Càn hướng dẫn và kích hoạt mới có thể phát huy khả năng đến mức tối đa.

- Quẻ Chấn: Sự tăng trưởng

Quẻ Chấn gồm 2 hào Âm trên 1 hào Dương. Quẻ Chấn liên quan đến con trai cả. Chấn là sấm và cũng là biểu tượng của rồng, từ dưới sâu bay vút lên bầu trời bão tố. Vì vậy, hào Dương mạnh mẽ từ bên dưới đẩy vụt qua 2 hào Âm. Chấn thuộc hành Mộc, hướng Đông, số 3.

- Quẻ Tốn: Sự dịu dàng

Quẻ Tốn gồm 2 hào Dương trên 1 hào Âm (2 vạch liền trên 1 vạch đứt). Quẻ Tốn tượng trưng cho con gái cả và sự sâu sắc. Quẻ Tốn thuộc hành Mộc, màu nâu hoặc xanh lá cây, hướng Đông Nam, số 4.

- Quẻ Cấn: Núi

Quẻ Cấn tượng trưng cho sự tĩnh lặng, cho sự chờ đợi và cho tình trạng cô đơn. Quẻ Cấn gồm 1 hào Dương trên 2 hào Âm (1 vạch liền trên 2 vạch đứt). Quẻ Cấn tượng trưng cho con trai út, hành Thổ, hướng Đông Bắc, số 8.

- Quẻ Khảm: Sâu thẳm

Gồm 1 hào Dương ở giữa 2 hào Âm (1 vạch liền ở giữa 2 vạch đứt). Khảm tượng trưng cho con trai giữa, hành Thủy, hướng Bắc, số 1. Khảm chỉ sự khó nhọc, gian khổ. Quẻ này không được xem là quẻ của sự vui vẻ, hạnh phúc.

- Quẻ Đoài: Niềm vui

Quẻ Đoài gồm 1 hào Âm trên 2 hào Dương (1 vạch đứt trên 2 vạch liền). Quẻ Đoài tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc, con gái út. Đoài cũng có nghĩa là ao, hồ và là miệng cười. Đoài chỉ vẻ ngoài yếu đuối, nhưng bên trong rất bướng bỉnh. Đoài thuộc hành Kim, hướng Tây, số 7.

- Quẻ Ly: Sự bám giữ

Quẻ Ly gồm 1 hào Âm ở giữa 2 hào Dương (1 vạch đứt ở giữa 2 vạch liền). Quẻ Ly thuộc hành Hỏa, tượng trưng cho người con gái giữa. Ly cũng là mặt trời, sự sáng rực, sét, nóng và khô. Quẻ Ly hàm ý kiên cường, bên ngoài trông bất khuất, nhưng yếu đuối và trống rỗng bên trong. Quẻ Ly thuộc hướng Nam, số 9.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Theo Gia đình & Xã hội

Bạn đang đọc bài viết Phong thủy là gì? Những điều không phải ai cũng biết về phong thủy tại chuyên mục Kiến trúc – Phong thủy. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Kiến trúc – Phong thủy