Công nghệ kỹ thuật số nói chung và chuyển đổi số nói riêng đang định hình lại hoàn toàn hệ thống kinh tế toàn cầu. Việc sử dụng các hình thái công nghệ này trong việc hoạt động, vận hành và bán hàng sẽ mang đến những cơ hội đáng kể để phát triển doanh nghiệp, loại bỏ được những khó khăn cố hữu đang tồn tại lâu năm.
Chuyển đổi số, xu hướng tất yếu
Trên thế giới, doanh nghiệp từng bờ vực phá sản như New York Times cũng đã hồi sinh nhờ chuyển đổi số một cách toàn diện. Trong năm 2020, họ đã vực lại doanh thu đạt mức 1,7 tỷ USD và có hơn 6,1 triệu tài khoản đăng ký thành viên, con số kỷ lục trong lĩnh vực báo chí.
Theo thống kê của ngân hàng OUB năm 2020 với đối tượng là 782 công ty SMEs tại Singapore cho thấy: có 41% trong số các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số đã đạt được tăng trưởng doanh thu cao hơn các doanh nghiệp không thực hiện chuyển đổi số.
Có thể thấy, các nước, các doanh nghiệp trên thế giới đã bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong cuộc cách mạng chuyển đổi số và đạt được những thành tựu nhất định.
Tại Việt Nam, chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ đã nêu rõ, một trong những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, cần ưu tiên chuyển đổi số.
Chuyển đổi số, xu hướng tất yếu trong tất cả các lĩnh vực. Ảnh: Nguồn Internet |
Với ngành tài chính – ngân hàng, theo thông tin từ VPBank, việc áp dụng chuyển đổi số giúp rút gọn đến 20 công đoạn thủ công, xử lý chứng từ, hồ sơ để bảo đảm tính đồng bộ, chính xác, qua đó rút ngắn 30%-40% thời gian phê duyệt. Tổng lượng giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử này hàng tháng trong 10 tháng đầu năm 2020 tăng gần gấp đôi so với năm 2019 và chiếm khoảng 80% tổng số lượng giao dịch tài chính.
Trong lĩnh vực công nghiệp, các tập đoàn lớn cũng đã bắt đầu hành trình tham gia vào xu hướng này, PVN cũng đã ký hợp đồng để tư vấn chiến lược chuyển đổi số vào ngày 05/04/2021, trong khi đó, EVN dự kiến hoàn tất quá trình chuyển đổi vào năm 2022.
Riêng bất động sản, lĩnh vực với quy mô thị trường lên đến 21 tỷ USD vẫn chưa có những bước tiến mãnh liệt trong công tác chuyển đổi số để phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Thay đổi hay bị bỏ lại
Cuối 2019, đầu 2020, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Đối với khách hàng, họ thận trọng trong các quyết định mua bán hoặc gặp gỡ những người lạ và di chuyển đến các địa điểm để đảm bảo tuân thủ công tác phòng chống dịch. Các chuyên viên tư vấn bị hạn chế về phương thức tiếp cận thông tin dự án cũng như thu hẹp khả tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Về phía các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, họ loay hoay với phương thức vận hành và quản trị công ty.
Không chỉ giải quyết các vấn đề về cấp thiết xảy ra trong thời buổi đại dịch, việc áp dụng chuyển đổi số vào bất động sản cũng mang lại sự minh bạch cho lĩnh vực này với những thông tin, tài liệu, hợp đồng và các giấy tờ xác thực, được cung cấp từ chính chủ đầu tư đến khách hàng.
“Đây chính là thời điểm mà doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản cần thay đổi để tồn tại và phát triển, không còn phương thức nào khác ngoài chuyển đổi số” - Bà Lưu Thị Ánh Xuân, Chủ tịch WeLand – Đơn vị Tư vấn Triển khai bất động sản hàng đầu tại Việt Nam cho biết.
WeConnect – nền tảng tiên phong chuyển đổi số BĐS toàn diện
WeLand là đơn vị Tư vấn Triển khai bất động sản hàng đầu tại Việt Nam. Trong quá trình làm việc với các chủ đầu tư và qua những nghiên cứu thị trường trong nhiều năm liên tục, WeLand đã nhận thấy các vấn đề, khó khăn trong việc phát triển và triển khai bán hàng các dự án gặp phải, đặc biệt khi Covid 19 xảy ra.
WeConnect là lời giải cho vấn đề chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản. |
Để tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản và thị trường, vào cuối năm 2019, WeConnect đã được “thai nghén” từ lãnh đạo của WeLand là Bà Lưu Thị Ánh Xuân với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và bất động sản.
Hiện tại, WeLand đang kết hợp cùng công ty công nghệ nổi tiếng Media One để phát triển sản phẩm trong giai đoạn 1. Sau khi hoàn thiện, nền tảng ưu việt này sẽ là giải pháp:
- Kết nối chủ đầu tư, khách hàng, hệ thống đại lý và ngân hàng
- Tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản cũng như ngân hàng/tổ chức tài chính
- Tiết kiệm chi phí vận hành cũng như thời gian cho các bên
- Khách hàng sẽ được tiếp cận đến thông tin cập nhật và chính xác nhất của thị trường
“Với việc áp dụng chuyển đổi số để giải quyết các bài toán của lĩnh vực bất động sản, WeConnect không chỉ là một nền tảng công nghệ mà còn là đại diện cho dấu ấn và bước tiến mới của bất động sản Việt Nam” – Bà Lưu Thị Ánh Xuân -– “kiến trúc sư” trưởng của dự án chia sẻ. |
Phong Vũ/SHTT