Thực chất thì cơ cấu vốn trong mỗi một doanh nghiệp đều được chia ra theo hai loại bao gồm vốn nợ và vốn của chủ sở hữu. Vậy bạn có biết như thế nào là vốn chủ sở hữu hay không và làm thế nào để tính được chính xác vốn chủ sở hữu? Những thông tin được trình bày trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra đáp án!

Vốn chủ sở hữu chính là nguồn vốn của chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là gì?

Thực tế thì vốn chủ sở hữu chính là những nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp cùng với các thành viên công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong trường hợp là công ty cổ phần.

Các chủ sở hữu sẽ cùng nhau góp vốn để tạo hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu hoạt động có lợi sẽ cùng nhau chia sẻ hoặc gánh chịu các khoản lỗ sẽ cùng nhau chịu. Nguồn vốn chủ sở hữu chính là nguồn tài trợ thường xuyên của một doanh nghiệp.

Chỉ khi nào đơn vị ấy ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc bị phá sản thì lúc đó sẽ dùng tài sản để thanh toán cho các chủ nợ. Tiếp đến phần tài sản còn lại sẽ chia cho những chủ sở hữu dựa theo tỷ lệ góp vốn.

Thành phần vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu bao gồm rất nhiều những thành phần khác nhau. Cụ thể ở đây sẽ bao gồm:

  • Vốn cổ đông.
  • Thặng dư của vốn cổ đông.
  • Lãi khi chưa phân phối.
  • Mức quỹ dự phòng tài chính.
  • Mức quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
  • Quỹ đầu tư và phát triển.
  • Quỹ liên quan đến dự phòng tài chính.
  • Cùng với những quỹ khác thuộc về vốn của chủ sở hữu...

Vốn chủ sở hữu bao gồm nhiều thành phần

Các nguồn vốn chủ sở hữu

Mỗi một loại hình doanh nghiệp khác nhau thì vốn chủ sở hữu cũng sẽ được hình thành bởi các nguồn khác nhau. Cụ thể ở Việt Nam khi nói về các nguồn vốn chủ sở hữu thì nó sẽ bao gồm các loại hình như sau:

  • Nếu là doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu chính là vốn hoạt động mà nhà nước cấp hoặc nhà nước đầu tư. Lúc đó thì chủ sở hữu vốn chính là nhà nước.
  • Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn: Vốn sẽ được hình thành bởi những thành viên tham gia thành lập công ty cùng đóng góp. Do đó những thành viên này chính là chủ sở hữu của nguồn vốn đó.
  • Nếu là công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu chính là vốn từ những cổ đông. Vì thế chủ sở hữu vốn ở đây sẽ là các cổ đông.
  • Nếu là công ty hợp danh: Vốn chủ sở hữu sẽ được đóng góp từ các thành viên tham gia thành lập công ty. Và do đó những thành viên này chính là chủ sở hữu của nguồn vốn (Lưu ý công ty hợp danh thì phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể sẽ có thành viên góp vốn).
  • Nếu là doanh nghiệp tư nhân: Vốn chủ sở hữu là vốn của chủ doanh nghiệp đóng góp. Và chủ sở hữu ở đây chính là chủ doanh nghiệp và họ sẽ chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình.
  • Nếu là doanh nghiệp liên doanh: Đây là sự liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước cùng nhau hoặc liên doanh cùng doanh nghiệp nước ngoài. Ở trường hợp này thì vốn chủ sở hữu chính là nguồn vốn được đóng góp từ các thành viên góp vốn (là cá nhân hoặc tổ chức). Và chủ sở hữu ở đây chính là những thành viên tham gia vào việc góp vốn liên doanh.

Bên cạnh đó trong quá trình kinh doanh thì có thể nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ được bổ sung từ lợi nhuận thu được. Nếu xuất hiện khoản tiền chênh lệch thì sẽ được đưa vào trong tài sản chung hoặc đưa vào quỹ doanh nghiệp.

Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng có thể được bổ sung bởi sự góp vốn từ các nhà đầu tư để có thể mở rộng quy mô doanh nghiệp hoặc thành lập mới. Ở đây thì chủ sở hữu vốn có thể là cá nhân, tổ chức hoặc nhà nước hay các cổ đông mua cổ phần để nắm giữ cổ phiếu. Vậy nên, tùy thuộc vào từng loại hình và đặc thù riêng của mỗi một doanh nghiệp mà cơ cấu của vốn chủ sở hữu sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Cách tính vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu chính là tổng tài sản trừ đi khoản nợ cần phải trả

Để tính vốn chủ sở hữu thì trong kế toán đây là sự khác biệt giữa giá trị tài sản và giá trị từ những khoản mở của một chủ thể hoặc một doanh nghiệp. Nó sẽ được điều chỉnh dựa vào phương trình sau đây:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Khoản nợ phải trả.

Ví dụ cụ thể: Khi bạn mua một ngôi nhà trị giá 5 tỷ đồng nhưng ở đây khoản vay nợ là 1 tỷ đồng (nợ phải trả). Vậy thì ngôi nhà đại diện 4 tỷ đồng vốn chủ sở hữu chủ nhà tự có được.

Đồng thời vốn chủ sở hữu vẫn có thể rơi vào âm nếu như số nợ vượt quá số tài sản. Thường một công ty ở quá trình thanh lý thì vốn chủ sở hữu chính là phần hiện còn sót lại sau khi trả hết các khoản nợ được thanh toán.

Hy vọng rằng qua nội dung trình bày trên đây chúng tôi đã giúp bạn biết được chính xác vốn chủ sở hữu là gì và một số vấn đề liên quan. Mỗi một doanh nghiệp cần hiểu rõ để giúp cho việc kinh doanh diễn ra thuận lợi nhất. Chúc quý doanh nghiệp áp dụng thành công.

Nguồn hình: Internet

Theo VOH

Bạn đang đọc bài viết Vốn chủ sở hữu là gì và cách tính ra sao? tại chuyên mục Kinh doanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Kinh doanh
Tin tức mới nhất