Khởi động đường sắt 10 tỉ USD nối TP HCM - Cần Thơ
Dự án nhằm tăng cường loại hình vận tải bằng đường sắt để kết nối TP HCM với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
|
Theo Quy hoạch chi tiết đường sắt TP HCM - Cần Thơ, tổng chiều dài toàn tuyến là 173,677 km với 14 ga, bắt đầu từ ga lập tàu An Bình (Bình Dương) đến Cần Thơ đi theo hướng tuyến dài nhằm tiếp cận các đô thị, thị xã hiện hữu của TP HCM và 4 tỉnh miền Tây với tổng vốn đầu tư xây dựng khoảng 10 tỉ USD.
Bộ GTVT vừa quyết định giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án đường sắt tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt TP HCM - Cần Thơ dự kiến tổng vốn đầu tư lên tới 10 tỷ USD.Lần thứ hai hoãn phiên tòa xét xử nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Sáng 18/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở lại phiên xét xử nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng 9 đồng phạm trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Bộ Công Thương và Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (viết tắt là Sabeco).
|
Ngoài sự vắng mặt của bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh (đã có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe), phiên tòa còn vắng mặt nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan như nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải; các ông Phan Đăng Tuất, Võ Thanh Hà, Lê Hồng Xanh, giám định viên Bộ Tài nguyên - Môi trường...
Dù Hội đồng xét xử đã chấp thuận xét xử vắng mặt với bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nhưng đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa vẫn đề nghị cho hoãn phiên tòa vì việc vắng mặt nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể ảnh hưởng đến quá trình xét xử.
Sau thời gian hội ý, Hội đồng xét xử quyết định lần thứ hai hoãn phiên tòa xử nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và 9 đồng phạm. Thời gian mở lại phiên tòa sẽ được thông báo sau.
Đề nghị truy tố Giám đốc Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có kết luận điều tra, chuyển VKS cùng cấp, đề nghị truy tố bị can đối với pháp nhân Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và bị can Lê Đình Trung (giám đốc công ty) về tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
|
Cục quản lý thị trường phát hiện hơn 4.000 thùng bia Sài Gòn Việt Nam vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ảnh: Cục quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Theo kết luận điều tra, tháng 5/2019, ông Lê Đình Trung cùng 2 người khác góp vốn thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam. Trong đó, ông Trung góp 70% vốn, bà Trần Thị Ái Loan và Trần Thị Khánh Hà mỗi người góp 15% vốn.
Trung có thời gian dài làm việc tại Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Ông ta biết rõ uy tín và danh tiếng của hãng bia này nên đã liên kết thành lập công ty, thiết kế kiểu dáng bao bì, nhãn hiệu "nhái" Sabeco và bán ra thị trường để thu lợi bất chính.
Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam đã ký hợp đồng với cơ sở sản xuất bia BiVa đóng tại ấp Bắc 2, xã Hòa Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, để sản xuất.
Ngày 23/6/2020, hai bên đang giao hàng lô thứ 3 thì bị Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản 4.712 thùng bia thành phẩm, 116.700 vỏ lon bia và 3.300 vỏ thùng bia có dấu hiệu xâm phạm quyền đã được bảo hộ.
Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam sản xuất hơn 8.900 thùng và đã bán ra thị trường 3.300 thùng bia "SAIGON VIETNAM".
Cơ quan điều tra đã trưng cầu Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ giám định, xác định yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Viện đã xác định các dấu hiệu BIA SAIGON VIETNAM, hình khiêng và hình con rồng trên sản phẩm của công ty này là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ của Sabeco.
Theo nhà chức trách, hành vi của Lê Đình Trung và Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam đã xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 1,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, cơ quan điều tra xác định 2 cổ đông Trần Thị Ái Loan và Trần Thị Khánh Hà được công nhận góp vốn nhưng không đóng góp tiền vốn và không tham gia thiết kế kiểu dáng, đặt mua nguyên liệu nên không đủ cơ sở xử lý hình sự tội danh trên.
Vừa sạc điện thoại vừa chơi game, thiếu niên bị nổ nát bàn tay
Ngày 18/1, Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận một nạn nhân bị nát bàn tay, do vừa sạc điện thoại, vừa chơi game khiến điện thoại phát nổ.Sau đó, thiếu niên này được chuyển lên tuyến trên do vết thương quá nặng.
|
Nạn nhân là Triệu Xuân H. (15 tuổi, ngụ tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). Gia đình nạn nhân cho biết, trước đó vài giờ, Hải sử dụng điện thoại đang sạc pin để chơi game. Bất ngờ, điện thoại phát nổ khiến bàn tay của em bị nát. Ngay sau đó, nạn nhân được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước. Do vết thương quá nặng, nạn nhân được chuyển lên tuyến trên tiếp tục cứu chữa.
Vụ việc đáng tiếc này một lần nữa là lời cảnh báo cho mọi người: Khi đã sạc điện thoại, không được kết hợp sử dụng gọi điện, chơi trò chơi hay bất kỳ hành động tương tự nào khác, nếu không muốn rước họa vào thân./.
Cách hết chức vụ trong Đảng với Phó chủ tịch huyện đánh bạc trong trụ sở
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có Thông báo số 18-TB/UBKTTU về kết quả xem xét, xử lý kỷ luật Đảng đối với 2 đảng viên vi phạm pháp luật tại huyện Hậu Lộc.
Theo đó, ngày 21/12/2020, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã họp, xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với 2 cán bộ chủ chốt huyện Hậu Lộc vi phạm pháp luật, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
Hai cán bộ trên là ông Nguyễn Văn Long, Phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc và ông Lê Duy Hưng, Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch huyện.
Trước đó, khoảng 2h sáng, ngày 1/6/2020, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt quả tang ông Nguyễn Văn Long và ông Lê Duy Hưng đang đánh bạc trong phòng làm việc tại trụ sở ủy ban huyện cùng với 2 doanh nghiệp, thu giữ hơn 92 triệu đồng cùng nhiều tang vật.
Nỗ lực cứu chữa các nạn nhân trong vụ động đất kinh hoàng tại Indonesia
Các y bác sĩ Indonesia đang cố gắng vượt qua sự mệt mỏi và nguy cơ mắc COVID-19 để cứu chữa cho những người bị thương trong vụ động đất kinh hoàng xảy ra ngày 15/1 tại thành phố ven biển Mamuju, trên đảo Sulawesi của nước này.
|
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân dưới đống đổ nát của tòa nhà bị sập sau trận động đất ở Mamuju, Tây Sulawesi, Indonesia ngày 16/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN |
Theo thống kê mới nhất của Cơ quan giảm thiểu thiên tai Indonesia, đến ngày 18/1, trận động đất có độ lớn 6,2 đã cướp đi sinh mạng của 81 người, làm hơn 820 người bị thương, trong đó hơn 250 người thương nặng. Khoảng 28.000 người phải đi lánh nạn tại 25 trung tâm tạm trú ở thành phố Mamuju và huyện Majene.
Trận động đất đã phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng và bệnh viện, gây trở ngại cho nỗ lực điều trị của các y bác sĩ. Nạn nhân bị thương trong vụ động đất liên tục được đưa đến bệnh viện đa khoa West Sulawesi trong khi nguồn lực tại đây còn hạn chế. Bệnh viện đa khoa West Sulawesi là cơ sở y tế duy nhất tại Mamuju không bị phá hủy trong thảm họa này. Bên ngoài bệnh viện, một trung tâm điều trị tạm thời đã được dựng lên. Một quan chức của bệnh viện cho hay bệnh viện có kế hoạch mở thêm phòng phẫu thuật và dựng thêm các lều trại bên ngoài để nỗ lực điều trị.
Tuy nhiên, quan chức này cho biết nhiều bệnh nhân không muốn nằm điều trị trong bệnh viện do quan ngại nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, ngay cả nhân viên y tế cũng lo ngại điều này. Bên cạnh đó, cũng có mối quan ngại về khả năng xảy ra trận động đất khác, làm tình hình thêm khó khăn.