Thông điệp Ngày Công nhận thế giới 2021: Hỗ trợ việc thực thi mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)

DTVN 09:16 11/06/2021

Chương trình Nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững được Đại hội đồng LHQ thông qua là một kế hoạch hành động mang tính vĩ mô và đầy tham vọng.

Cốt lõi của chương trình nghị sự là 17 mục tiêu phát triển bền vững và 169 mục tiêu bao trùm là không bỏ sót ai phía sau.

Chương trình Nghị sự 2023 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã đưa ra kế hoạch chi tiết cho một thế giới tốt đẹp hơn. Kế hoạch kỳ vọng này nhằm tăng cường thịnh vượng, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ hành tinh được toàn cầu thừa nhận là cần thiết cho một thế giới bền vững. Điều này đòi hỏi sự đồng thuận, hợp tác và đổi mới từ tất cả các thành phần của xã hội bao gồm chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các ngành nghề và mỗi cá nhân.

Chương trình nghị sự 2030 được thể hiện rõ thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững, tập hợp các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, bao gồm 3 trụ cột chính là con người, sự thịnh vượng và hành tinh.

Công nhận kết hợp với cơ sở hạ tầng chất lượng khác bao gồm: đo lường, tiêu chuẩn hóa, đánh giá sự phù hợp và giám sát thị trường đã đem lại nền tảng kỹ thuật quan trọng đối với hoạt động của xã hội đã và đang phát triển. Đây là động lực thúc đẩy phát triển nền công nghiệp, cạnh tranh thương mại trên thị trường toàn cầu, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và con người, an toàn thực phẩm, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Do đó, tác động tích cực của hoạt động công nhận cũng song hành với các trụ cột chính là con người, sự thịnh vượng và hành tinh, đồng thời cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và các bên liên quan khác các giải pháp thực thi để đo lường và giám sát những mục tiêu và chỉ số phát triển bền vững, và hỗ trợ để đạt được những mục tiêu đó.

Đáp ứng nhu cầu của con người

Mục tiêu phát triển bền vững là tập trung cải thiện sức khỏe, giải quyết nạn đói, giảm bất bình đẳng và đưa ra những giải pháp để có được sức khỏe tốt hơn. Công nhận đáp ứng nhu cầu con người và xác nhận các sản phẩm đó là an toàn và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Phép đo được công nhận đảm bảo rằng người tiêu dùng được bảo vệ trong khi xã hội và hệ thống chăm sóc y tế được đảm bảo bởi những chuyên gia có năng lực.

Công nhận tạo thị trường cạnh tranh trong nước và tạo điều kiện giao thương cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu thông qua loại bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại.

Đánh giá sự phù hợp đảm bảo thực phẩm phù hợp và an toàn cho người tiêu dùng và giúp đạt được sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững. Điều này sẽ góp phần xóa đói, đảm bảo đủ dinh dưỡng và nước sạch cho mọi người, cho phép người dân có cuộc sống lành mạnh, cải thiện phúc lợi và kinh tế. Khi các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau giữa ILAC và IAF tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, các thỏa thuận này sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế.

Bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn nhạy cảm về giới và ưu tiên năng lực kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp đã tác động tích cực đến bình đẳng giới và tác động đến trao quyền kinh tế cho phụ nữ.

Cuối cùng, việc sử dụng tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận sẽ ngăn ngừa các sản phẩm không an toàn, có hại cho sức khỏe và môi trường xâm nhập vào thị trường.

Ví dụ điển hình: Hoạt động công nhận phòng xét nghiệm y tế của CNAS đem lại sức khỏe và điều kiện sống tốt hơn.

Các phòng xét nghiệm y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe của con người, chẩn đoán chính xác, điều trị và tiên lượng bệnh. Năng lực về chất lượng và năng lực kỹ thuật của phòng xét nghiệm y tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng.

Dịch vụ công nhận quốc gia Trung Quốc về đánh giá sự phù hợp (CNAS) phát hành chứng chỉ công nhận phòng xét nghiệm y tế đầu tiên vào tháng 8 năm 2005. Đến cuối tháng 12 năm 2020, CNAS đã công nhận 453 phòng xét nghiệm y tế. Các phòng xét nghiệm y tế đã thừa nhận công nhận là một công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng và năng lực kỹ thuật tại Trung quốc. Vào tháng 12 năm 2007, CNAS đã ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau trong Diễn đàn công nhận Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) và Diễn đàn công nhận thế giới (ILAC) đối với hoạt động xét nghiệm y tế. Cơ quan công nhận CNAS sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc xây dựng một Trung Quốc hùng mạnh.

Ví dụ điển hình: Cơ quan công nhận GhaNAS, NiNAS và SOAC hỗ trợ hệ thống y tế công cộng ở Tây Phi

Công nhận hỗ trợ y tế công cộng ở Tây Phi, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19.

Cộng đồng các quốc gia ở Tây Phi (ECOWAS), thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn hóa khu vực được gọi là tiêu chuẩn ECOWAS và hài hòa tiêu chuẩn (ECOSHAM). Vì lợi ích của tất cả các quốc gia thành viên, hai tiêu chuẩn này được chấp nhận và áp dụng cho sản phẩm dung dịch sát trùng tay và khẩu trang. Cơ chế công nhận ECOWAS dựa trên cơ quan công nhận Ghana (GhaNAS), Cơ quan công nhận Nigeria (NiNAS) và Cơ quan công nhận Tây Phi (SOAC), bao gồm tám quốc gia thành viên. Ba cơ quan công nhận này đảm nhiệm việc công nhận cho các dịch vụ chứng nhận sản phẩm của các quốc gia thành viên đối với hệ thống chứng nhận sản phẩm dựa trên hai tiêu chuẩn đã được xác nhận.

Xây dựng sự thịnh vượng

Chủ đề của SDGs năm nay liên quan đến công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng, công việc tốt và tăng trưởng kinh tế.

Công nhận tạo ra thị trường cạnh tranh trong nước cũng như tạo thuận lợi hóa thương mại cho nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu thông qua việc dỡ bỏ rào cản kỹ thuật.

Phát triển kinh tế, một động lực cốt lõi để tạo nên sự thịnh vượng, chính là sự liên kết thương mại trong nước và xuyên biên giới. Nhu cầu đáp ứng yêu cầu quy định, tiêu chuẩn quốc gia, các yêu cầu đối tác thương mại và nhu cầu của người tiêu dùng có thể được chứng minh thông qua các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận đáng tin cậy.

SDG7: Năng lượng sạch và giá cả phù hợp

Các dịch vụ đánh giá sự phù hợp được công nhận đem lại các chính sách và chương trình hiệu quả mà theo đó các quốc gia có thể thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng cần thiết để đạt được năng lượng sạch và giá cả phù hợp. Những nỗ lực và thách thức cần vượt qua để đạt được năng lượng sạch và giá cả phù hợp. Giải quyết câu hỏi hóc búa về năng lượng có lẽ là thách thức khó khăn nhất của nhân loại, cùng với biến đổi khí hậu, và công nhận đang ngày càng tạo ra sự khác biệt.

SDG 8: Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế

Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế kêu gọi việc chuyển đổi cơ cấu và tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng năng lực của các ngành công nghiệp địa phương để gia tăng giá trị, đa dạng hóa kinh tế và xúc tiến xuất khẩu, cũng như tạo việc làm ổn định cho ngành công nghiệp và những dịch vụ liên quan đến công nghiệp.

Các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của ILAC và IAF nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đây là một yếu tố cốt lõi của con đường dẫn tới thịnh vượng của mỗi quốc gia.

Các dịch vụ đánh giá sự phù hợp được công nhận bao gồm vô số dịch vụ, bao gồm đánh giá vòng đời sản phẩm, giám định và chứng nhận thiết kế và vận hành công nghệ, dịch vụ thân thiện với môi trường và hệ thống kiểm tra sức khỏe và quản lý an toàn dựa trên các tiêu chí được quốc tế thừa nhận.

Ví dụ điển hình: Một nghiên cứu từ nước Ý xác nhận lợi ích hệ thống quản lý H&S được công nhận

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Cơ quan Công nhận ở Ý, INAIL,một công ty bảo hiểm công và AICQ, Viện Chất lượng Ý, đã xác nhận rằng các tổ chức có chứng chỉ công nhận về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe đã giảm đáng kể các vụ tai nạn tại nơi làm việc.

Để tăng cường áp dụng chứng chỉ công nhận, công ty bảo hiểm có thể cung cấp phí bảo hiểm thấp hơn do rủi ro thấp hơn. Chương trình này nhằm bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của người lao động.

SDG 9: công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng

Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện và môi trường bền vững bằng cách nâng cao cơ sở hạ tầng, công nghiệp và đổi mới. Dịch vụ đánh giá sự phù hợp xác nhận một cách liên tục công nghệ mới và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp, xây dựng năng lực thương mại trong các ngành công nghiệp mới và đảm bảo tất cả các quốc gia có thể hưởng lợi từ thương mại quốc tế và sự phát triển của công nghệ.

SDG 10 kêu gọi nhiều cơ hội hơn cho tất cả phụ nữ và nam giới, cũng như hầu khắp các tầng lớp xã hội, bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

SDG 11 kêu gọi phát triển hiệu quả các thành phố và khu vực đô thị được coi là sức mạnh của tăng trưởng kinh tế. Dịch vụ đánh giá sự phù hợp được công nhận hỗ trợ nâng cao mức sống và giảm lượng khí thải carbon toàn cầu, việc đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thiếu thốn và quá tải.

Ví dụ điển hình: Chứng nhận được công nhận được sử dụng trong luật ưu đãi thuế Tây Ban Nha cho nghiên cứu, phát triển và đổi mới trong khoa học.

Luật thuế doanh nghiệp Tây Ban Nha đề xuất giải pháp cho người nộp thuế có thể cung cấp cho Cơ quan Quản lý Thuế báo cáo thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển để được khấu trừ thuế. Để tăng độ tin cậy, các báo cáo này được hỗ trợ bởi báo cáo năng lực kỹ thuật do tổ chức chứng nhận cấp ra và tổ chức chứng nhận này được công nhận bởi cơ quan công nhận ENAC.

Ví dụ điển hình: Chính phủ New Zealand sử dụng hoạt động công nhận để đánh giá Cơ quan thẩm quyền xây dựng.

Bộ Xây dựng và Nhà ở đã công bố các tiêu chí và tiêu chuẩn cho việc công nhận các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực xây dựng dựa trên các luật định về Nhà ở năm 2006. Cơ quan Công nhận quốc tế New Zealand (IANZ) thực hiện đánh giá các cơ quan thẩm quyền xây dựng dựa trên các tiêu chí và tiêu chuẩn của Cục Xây dựng và Nhà ở. Mục đích của hoạt động này nhằm đảm bảo các toà nhà được xây dựng và sử dụng an toàn và yêu cầu các toà nhà được thiết kế, xây dựng theo mục đích phát triển bền vững và những người sống và làm việc trong các toà nhà đó đều được bảo vệ.

Bảo vệ hành tinh

Trụ cột của việc thực thi phát triển bền vững nhấn mạnh bảo vệ thế giới tự nhiên. Thương mại và tiêu dùng có tác động đến môi trường, thông qua việc sử dụng nguồn tài nguyên hạn hẹp, ô nhiễm và chất thải. Điều này đang ảnh hưởng đến khí hậu, tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, ô nhiễm không khí, đất liền và đại dương.

Công nhận là nền tảng cho hoạt động môi trường bằng cách giảm ô nhiễm và khí nhà kính, kiểm soát chất thải và ô nhiễm.

Tác động của hoạt động của con người trên hành tinh đã lên tới mức nguy hiểm, đe dọa đến tính bền vững và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ sinh quyển. Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc áp dụng cách tiếp cận tổng hợp để phát triển kinh tế trong đó bền vững môi trường là ưu tiên hàng đầu.

Thông qua các thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của ILAC và IAF, công nhận và dịch vụ đánh giá sự phù hợp được công nhận sẽ đóng góp nhiều vào việc thực hiện chính sách và hành động nhằm bảo vệ hành tinh.

Trong khi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tăng khả năng tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường. Hàng tỷ người, hầu hết ở khu vực nông thôn - vẫn thiếu những dịch vụ cơ bản này. Chứng nhận hệ thống quản lý nước, thử nghiệm nước và các dịch vu đánh giá sự phù hợp khác được công nhận cung cấp cho các cơ quan quản lý quốc gia và địa phương, các tổ chức khai thác dịch vụ nước và nước thải tư nhân và nhà nước, các ngành công nghiệp, hộ gia đình và các bên liên quan khác, các phương tiện kỹ thuật để quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả nhất. Điều này giúp cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm ô nhiễm, loại bỏ việc đổ chất thải và giảm thiểu thải ra các loại hóa chất và vật liệu độc hại.

Ví dụ điển hình: Chính phủ Ấn Độ quy định sử dụng các phòng thí nghiệm được công nhận để đảm bảo cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn.

Hầu hết các khu chung cư phát triển ở Ấn Độ, nước uống bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố độc hại. Thực tế, nhiều khu vực nông thôn bị ảnh hưởng nặng nề bởi kim loại nặng trong nước như Asen, Florua và sắt. Nước ô nhiễm không chỉ bẩn mà còn gây chết người.

Để đảm bảo nước uống an toàn cho tất cả người dân, thủ tướng Jal Shakti đã thông báo tất cả các phòng thí nghiệm cấp huyện cần phải được công nhận từ Cơ quan công nhận Quốc gia cho các tổ chức chứng nhận (NABL) để đảm bảo năng lực kỹ thuật và tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2017.

Sản xuất và tiêu dùng trên toàn thế giới - một động lực của nền kinh tế toàn cầu – phụ thuộc vào việc sử dụng môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo cách tiếp tục gây ra tác động tàn phá đối với hành tinh. Để phù hợp với Thỏa ước quốc tế đã thống nhất, cơ sở hạ tầng chất lượng và đặc biệt là công nhận, sẽ giúp quản lý chất thải và hóa chất thân thiện với môi trường. Điều này giảm đáng kể sự phát tán của chất thải vào không khí, nước và đất, giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

Ví dụ điển hình: Công nhận hỗ trợ tái chế an toàn tàu ở Châu Âu

Quy định tái chế tàu của EU nhấn mạnh rằng giám định viên độc lập nên được công nhận như là tổ chức giám định theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17020. Mục tiêu của quy định này là giảm các tác động tiêu cực liên quan đến việc tái chế tàu mà trên đó có treo cờ của các quốc gia thành viên liên minh. Việc sử dụng các tổ chức có năng lực để xác nhận mang lại sự tin cậy cho các cơ quan quản lý rằng công việc tái chế này đang được thực hiện một cách hiệu quả.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà vùng nước ven biển liên tục xuống cấp do ô nhiễm, và biển bị axit hoá đang có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Điều này cũng đang tác động tiêu cực đến nghề cá quy mô nhỏ. Thử nghiệm, giám định và chứng nhận được công nhận đã trở thành một phần thiết yếu trong nhiều tiêu chuẩn tự nguyện về nuôi trồng thủy sản và nghề cá được xuất bản trong 20 năm qua cùng với các chương trình và các thỏa thuận quốc tế đã đạt được.

Giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu phụ thuộc vào việc chuyển đổi các hoạt động kinh tế trở nên “thân thiện với khí hậu”, hay “trung tính carbon”. Việc sử dụng các dịch vụ kiểm tra, đo lường, xác minh và xác nhận được công nhận sẽ làm tăng phản ứng toàn cầu đối với mối đe dọa của biến đổi khí hậu bằng cách đóng vai trò quan trọng trong các chương trình về tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng từ các nguồn tái tạo và các chính sách công như định giá carbon, tài trợ cho các dự án phát triển carbon thấp, và bằng cách khuyến khích thúc đẩy các giải pháp carbon thấp và các chương trình giảm phát thải carbon như ICAO CORSIA.

Theo Chất lượng Việt Nam Online

Link gốc : http://vietq.vn/thong-diep-ngay-cong-nhan-the-gioi-2021-ho-tro-thuc-thi-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-d187869.html

Bạn đang đọc bài viết Thông điệp Ngày Công nhận thế giới 2021: Hỗ trợ việc thực thi mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) tại chuyên mục Đời sống – Xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Đời sống – Xã hội
Tin tức mới nhất