Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là một thuật ngữ chắc hẳn ai cũng đã từng nghe, nhưng có rất nhiều khách hàng bị tổ chức tín dụng từ chối cho vay thì mới tá hỏa biết rằng mình bị nợ xấu tại ngân hàng. Mặc dù vậy, bị nợ xấu không có nghĩa là không được phép tiếp tục vay tiền, thực tế chỉ ra rằng vẫn có cách để xóa nợ xấu tại tổ chức tín dụng chỉ cần khách hàng quan tâm lưu ý tới cách thức hoạt động của chúng để tiếp tục được vay vốn về sau này hoặc đáo hạn món vay khi cần thiết.
Hiểu một cách đơn giản thì nợ xấu là khoản tiền mà bạn vay mượn bạn bè, người thân, người xa lạ hoặc tổ chức nào đó… trong một thời gian nhất định. Nhưng khi đến hạn trả nợ thì vì lý do nào đó mà bạn vẫn chưa có tiền để trả nợ.
|
Ảnh minh họa. Nguồn: baomoi.com |
Tương tự theo định nghĩa của ngân hàng thì nợ xấu là những khoản nợ vay tại các tổ chức tín dụng đã đến hạn thanh toán nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán đầy đủ và đã quá hạn trên 90 ngày tính từ ngày bắt đầu đến hạn trả. Các khoản nợ xấu hiện hành hoặc các khoản đã phát sinh từ trước thời điểm hiện tại một khoảng thời gian, cho dù đã tất toán nhưng vẫn hiện hữu trong lịch sử tín dụng của khách hàng và ảnh hưởng trực tiếp tới điểm xếp hạng tín dụng của họ hoặc không nằm trong tiêu chí cho vay của ngân hàng. Do vậy các khách hàng có nợ xấu hoặc có lịch sử nợ xấu rất khó khăn hoặc gần như không thể vay mượn tại các tổ chức tín dụng.
Lịch sử vay vốn tại các ngân hàng được lưu lại toàn bộ trong hệ thống. Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) sẽ là nơi cung cấp thông tin cá nhân vay vốn về cho các ngân hàng. Việc quản lý tập trung này sẽ giúp hệ thống ngân hàng có thể quản lý được khả năng, độ uy tín của đối tượng có nhu cầu được vay cũng như tình hình giải ngân, hạn chế nợ xấu nhất.Theo quy định của CIC, nợ xấu được chia làm 5 năm nhóm như sau :
– Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)
– Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
– Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
– Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
– Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
Các lí do có thể phát sinh nợ xấu
- Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dẫn tới mất khả năng thanh toán nên không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
- Mua hàng trả góp tại các siêu thị nhưng không trả tiền đầy đủ & đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng vay tiền.
- Sử dụng thẻ thấu chi của các ngân hàng theo lương, do chi tiêu quá mức nên đến kỳ thanh toán trong tài khoản lương không đủ tiền trả nợ nên phát sinh nợ quá hạn.
- Không chấp nhận cách tính lãi của khoản vay nên khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu….
- Không biết hoặc quên, hoặc cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt do quá hạn ngày thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.
Sau khi đã có lịch sử nợ xấu thì khách hàng vay vốn sẽ không thể vay thêm được bất cứ một khoản vay nào nữa tại các tổ chức tín dụng, vì đây là một tiêu chí quy định điều kiện cho vay của các ngân hàng.
|
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Nhưng nhu cầu sử dụng tiền mặt của mỗi người luôn cao, nên làm thế nào để xóa nợ xấu là mối quan tâm của nhiều người đã mắc nợ xấu cũng nhưng là những người quan tâm để tránh bị nọ xấu
Cách xóa nợ xấu ngân hàng
Nợ xấu không cập nhật ngay mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, để góp phần cải thiện được tình trạng nợ xấu thì hãy thực hiện nghiêm túc những vấn đề dưới đây:
- Ngay lập tức thanh toán hết các khoản nợ và khoản phạt của mình, việc thanh toán toàn bộ những khoản nợ như thế này chính là cách tốt nhất để giải quyết nợ xấu.
- Hãy đăng ký với nhân viên tín dụng, khi có thông tin về vay tiêu dùnghọ sẽ báo cho bạn.
- Thông tin tín dụng của bạn sẽ được cập nhật tùy thuộc vào đơn vị cho vay mà bạn mắc phải nợ xấu, thời gian cập nhật tùy vào mỗi đơn vị đó, từ 1 đến 3 tháng.
Nhưng tốt nhất các bạn cần phải có cách phòng tốt nhất bằng những cách như sau:
- Hoạch định lại tài chính của mình, xem mức thu nhập ổn định của mình, vì có rất nhiều trường hợp bị mất khả năng chi trả.
- Đối với những tổ chức chấp nhận cho vay tín chấp mặc dù bị nợ xấu thì các bạn nên cẩn thận vì có thể đây là một cách lừa đảo.
- Khi đã bị nợ xấu thì cách tốt nhất nên cải thiện nó chứ không nên mất thời gian để liên hệ ở Ngân hàng hoặc tổ chức khác vì nguyên tắc hoạt động phải tuân thủ lịch sử tín dụng.
Trên đây là những thông tin về nợ xấu cũng như cách xử lý khi bị nợ xấu mà vẫn có thể vay tín chấp.