Cụ thể, trong nửa đầu năm 2020, tăng trưởng thu nhập dịch vụ tại các ngân hàng niêm yết yếu đi đáng kể, chỉ đạt 9,9% so với cùng kỳ (thấp hơn nhiều so với 42,1% trong 6 tháng năm 2019), với tỷ trọng đóng góp vào tổng thu nhập hoạt động không đổi so với cùng kỳ, ở mức 10,6%.
Các nguyên nhân chính dự kiến do: Cầu tín dụng suy yếu trong nửa đầu năm đã có tác động chéo đến các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là phí bảo hiểm, tài trợ thương mại và thu nhập ngoại hối; ngân hàng miễn giảm phí dịch vụ khiến phí thanh toán ròng giảm tốc; sự sụt giảm lưu lượng khách hàng giao dịch tại quầy.
Cụ thể, tại Bac A Bank, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020, Ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần chỉ tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ, đạt 951,9 tỷ đồng.
Riêng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lại giảm đến 33%, xuống còn hơn 36 tỷ đồng, chủ yếu do thu nhập từ dịch vụ tư vấn giảm đến 60%.
Kết thúc 2 quý đầu năm, Saigonbank có thu nhập lãi thuần đạt hơn 331 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lãi từ hoạt động dịch vụ chỉ đạt gần 16 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ.
Với ACB, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020, Ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần 6.531 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 13% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 11% xuống mức 797 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động khác giảm mạnh 83%, chỉ còn 102 tỷ đồng.
Tại PG Bank, 6 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng ghi nhận thu thập lãi thuần giảm 5,2% so với cùng kỳ, xuống mức 400 tỷ đồng. Riêng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm gần 44%, chỉ còn vỏn vẹn 9 tỷ đồng; mảng kinh doanh ngoại hối cũng giảm 7,7%, ở mức 24 tỷ đồng.
Vietcombank, trong quý 2/2020 thu nhập lãi thuần giảm 6% so với cùng kỳ, xuống còn 8.076 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần đi ngang, chỉ tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ, ở mức 17.111 tỷ đồng.u nhập ngoại hối; ngân hàng miễn giảm phí dịch vụ khiến phí thanh toán ròng giảm tốc; sự sụt giảm lưu lượng khách hàng giao dịch tại quầy.
“Phần lớn các ngân hàng trong danh sách chúng tôi theo dõi đạt tăng trưởng phí dịch vụ ở mức thấp, dưới 10% so với cùng kỳ năm 2019”, báo cáo của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho hay.
|
Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc các ngân hàng thực hiện miễn, giảm các loại phí như: Phí tin nhắn SMS, phí chuyển tiền... đã góp phần đưa thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm nay.
Số liệu từ NHNN cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN đã xử lý khoảng 69,2 triệu giao dịch, giá trị xấp xỉ 50 triệu tỷ đồng, tăng 14,9% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử đã xử lý gần 498 triệu giao dịch, đạt giá trị 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 72,4% về số lượng và tăng 102,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Các con số trên cho thấy nỗ lực của ngành Ngân hàng. Các sản phẩm, dịch vụ phi tiền mặt của các ngân hàng ngày càng phổ cập, tạo bước phát triển mới trong thanh toán không dùng tiền mặt.
Mặc dù ghi nhận mức giảm mạnh trong nửa đầu năm 2020, tuy nhiên, các chuyên gia của VDSC vẫn đánh giá: Mảng dịch vụ của các ngân hàng vẫn có tiềm năng tăng trưởng lớn trong dài hạn.
Trong đó, thu nhập phí thanh toán và phí thẻ được kì vọng sẽ duy trì đà tăng do xu hướng khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt và định hướng của các ngân hàng tập trung vào mảng bán lẻ và đầu tư vào chuyển đổi số.
Phí bancassurance dự kiến sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng nhờ xu hướng gia tăng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm và tỷ trọng kênh bancassurance trong tổng thu nhập phí bảo hiểm (đặc biệt là mảng nhân thọ).
Cơ cấu thu phí dịch vụ cũng được kỳ vọng sẽ được đa dạng hóa hơn nữa bởi các dịch vụ như bảo lãnh, trái phiếu và môi giới.
Báo cáo của VDSC cũng cho biết, tổng số lượng thẻ đang lưu hành và số lượng tài khoản thẻ tại các ngân hàng vẫn có xu hướng tăng trưởng trong các năm trở lại đây, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.
Số liệu của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam cho biết, tổng số lượng thẻ đang lưu hành đến ngày 31/12/2019 là gần 103 triệu thẻ, trong đó có 91,3 triệu thẻ ghi nợ (88,7%), 6,7 triệu thẻ trả trước (6,5%), và 4,9 triệu thẻ tín dụng (4,7%).
Dẫn đầu về thị phần thẻ vẫn là các ngân hàng quốc doanh. Một số ngân hàng đang ngân hàng đang tập trung đẩy mạnh phát hành mới, như: Agribank, Techcombank, ACB, VPBank, MSB và TPBank.
Hiệu quả về doanh số sử dụng thẻ (so với số lượng phát hành) đang nghiêng về các ngân hàng có định hướng bán lẻ như: VCB, ACB, VIB và TPBank.
Hà Linh (T/H)/Sở hữu trí tuệ