Các nhà phân tích tại Ấn Độ cho biết, nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ trong nước cùng với những điểm tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu đã hỗ trợ tăng trưởng sản xuất và bán hàng của ngành thép trong quý IV năm tài chính 2020 - 2021 (kết thúc vào 31/3/2021).
Năm nhà sản xuất thép hàng đầu Ấn Độ, gồm Tata Steel, JSW Steel, Steel Authority of India Ltd (SAIL), Jindal Steel & Power Ltd và AM/NS India (trước đây là Essar Steel), chiếm khoảng 55% công suất hoạt động của Ấn Độ.
Doanh thu của các công ty thép đã cải thiện 20% theo quý và 45 - 50% so với một năm trước.
|
Ảnh minh họa |
Nguyên nhân là do nhu cầu gia tăng, dẫn đến sự phục hồi trong chi tiêu vốn của các bang và sự cải thiện trong lĩnh vực sản xuất ô tô, sản xuất đồ điện gia dụng cũng như bất động sản xây dựng.
Giá thép dẹt trong nước của Ấn Độ ước tính đã tăng 32% trong quý IV so với cùng kỳ năm trước và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới.
Theo báo cáo của Care Ratings vào ngày 30/3, giá thép trên thế giới đang ở mức cao chưa từng có do giá quặng sắt tăng mạnh cũng như nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, châu Âu và các thị trường mới nổi khác.
Việc thị trường toàn cầu phục hồi sau một năm suy thoái kéo dài, bên cạnh việc mở lại các hoạt động kinh doanh và tăng cường tiêm chủng, cũng có tác động đến giá thép ở thời điểm hiện tại.
Trong đó, giá thép cuộn cán nóng (HRC) dự kiến sẽ tăng ít nhất 3.500 - 4.000 rupee/tấn vào tháng 4/2021. Nếu mức tăng 4.000 rupee/tấn xảy ra thì sẽ đưa giá HRC lên 59.000 - 60.000 rupee/tấn, khoảng giá cao nhất theo ghi nhận kể từ năm 2008.
Xuất khẩu sắt thép Việt Nam vượt trần
Theo số liệu thống kê từ Bộ công thương, xuất khẩu sắt và thép Việt Nam đạt 1.826 tỷ USD trong quý đầu năm nay, tăng mạnh 65.2% (tương đương 720 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, xuất khẩu sắt và thép thô, cũng như thép cuộn tăng 14.4% và 54% trong khi thép hình giảm 1.6%.
Dựa vào sự hội nhập kinh tế quốc tế, việc áp dụng Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dường và Hiệp thương mại tự do Việt Nam- Châu Âu đã giúp ngành công nghiệp sắt thép Việt Nam thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu tới các thị trường mới trong thời gian tới.
Tận dụng lợi thế các cơ hội đầy hứa hẹn, nhà sản xuất thép hàng đầu như Hòa Phát (HPG) và Hoa Sen (HSG) đã bắt đầu xuất khẩu khối lượng lớn tới các thị trường tiềm năng như Châu Âu và Mỹ trong 3 tháng qua.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc trung tâm thương mại quốc tế và WTO thuộc Bộ công thương Việt Nam chia rẻ, các công ty thép Việt Nam cần hiểu rõ về luật thương mại quốc tế và tập trung cải thiện tính cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, và tăng bán nội địa để phòng ngừa rủi ro bị kiện và các biện pháp phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu. bên cạnh đó, bảo vệ từ Chính phủ cũng đóng vai trò chủ chốt cho ngành thép Việt Nam đứng vững trên thị trường xuất khẩu trước các thách thức thương mại trong thời gian tới.
Theo Kinh tế Chứng khoán