Daymond John là một nhà đầu tư siêu phàm, ông bắt đầu khởi nghiệp chỉ với 40 USD, trải qua hàng loạt vấp ngã và sai lầm ông đã quyết tâm gây dựng nên thương hiệu may mặc FUBU trị giá 8 tỷ USD và trở thành gương mặt nhà đầu tư của talkshow hot trên dài ABC.
|
Chân dung nhà đầu tư tài ba Daymond John
Ông chia sẻ rằng, trên con đường không đi đã gặp phải rất nhiều sự mất mát và không ít lần bị từ chối và rơi xuống đáy vực. Để có được sự nghiệp vang dội như hiện tại thì bí quyết mà ông hay gọi đó chính là sức mạnh của phá sản. 5 nguyên tắc vàng Daymond John muốn truyền lại cho những người nuôi giấc mơ thành tỷ phú.
Nguyên tắc 1: Luôn sống đúng với mục tiêu
Vào năm 16 tuổi, Daymond John đã tự nhủ rằng bản thân sẽ phải trở thành tỷ phú ở tuổi 30 nhưng mọi chuyện lại không hề suôn sẻ như thế. Năm 22 tuổi, ông phá sản và phải vất vả mưu sinh bằng cách mua bán ô tô. Ông cũng từng chia sẻ rằng, thời điểm này không biết phải làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu vì nó không hề đơn giản.
Sau đó, ông đã nảy ra ý tưởng xây dựng thương hiệu FUBU - For Us, By Us - ông đã thay đổi mục tiêu trước. Thay vì cam kết có được 1 triệu USD khi 30 tuoir thì ông chuyển sang mục đích xây dựng 1 thương hiệu cho nền thương hiệu cho nền văn hóa hiphop. Ông đã thiết kế quần áo cho cộng đồng tiềm năng này và đạt dược doanh số khổng lồ.
Nguyên tắc 2: Không ngừng nghiên cứu
Sau khi ông tham gia dự hội nghị dành cho nam giới ở Las Vegas, Daymond John đã có cơ hội giới thiệu mẫu đầu tiên của FUBU. Khi đó ông đã nhận được đơn hàng là 300.000 USD.
Để có thể mở rộng nhà xưởng sản xuất, ông đã thế chấp căn nhà của mẹ. Song do không tìm hiểu kỹ về quy trình vận hành và sản xuất áo, ông gần như là bị phá sản.
Đây chính là bài học xương máu với ông trong ngành thời trang này. Sau lần thất bại đó, ông đã rút ra được kinh nghiệm chính là phải nghiên cứu và lên kế hoạch rõ ràng khi muốn khởi nghiệp. Và trong bản kế hoạch đó thì quan trọng nhất vẫn là phải nắm rõ được thị trường, thu hút được vốn đầu tư và tìm hiểu kỹ về các đối thủ cạnh tranh. Nhờ việc chấn chỉnh kịp thời, ông đã vực dậy được công ty và đạt được thành tích đáng kể.
Đối với John, việc kinh doanh không thể dựa trên lý thuyết mà hãy bắt tay vào nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng và tìm được nhà đầu tư, hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên.
Nguyên tắc 3: Yêu những gì mình đã làm
Nhà đầu tư tài ba này khuyên mọi người nên yêu quý và trân trọng những gì bản thân đã làm. Bởi niềm đam mê có thể sẽ thiêu cháy được tất cả những thất bại.
Và đối với ông, công ty chính là tình yêu, là thứ giúp ông vững tâm hơn trên con đường kinh doanh. Vị doanh nhân này từng nói hãy làm tất cả những điều bạn yêu thích thì tự khắc thành công sẽ đến.
|
Nguyên tắc 4: Làm thương hiệu cá nhân
Thời buổi hiện nay, thương hiệu cá nhân đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh việc sử dụng phương tiện truyền thông thì hãy thực hiện mọi dự án hết sức công khai và trung thực.
Theo ông, việc PR sản phẩm là rất quan trọng nhưng bạn cũng không nên cường điệu hóa nó bởi nhân viên có thể nhìn vào đó và nhận ra được rằng bạn đang nói dối.
Nguyên tắc 5: Luôn tư duy một cách tích cực
Nguyên tắc vàng cuối cùng mà nhà đầu tư tài ba này muốn nói chính là sức mạnh của tư duy tích cực. Đối với ông, ngay cả khi FUBU đã trở thành một công ty lớn thì vẫn duy trì "sự hoang tưởng lành mạnh" về việc điều hành một công ty thời trang.
Tuy ngành thời trang đang dần bị bão hòa nhưng John vẫn kiên trì tìm các giải pháp thay vì bỏ cuộc như đã viết trong cuốn The Power of Broke: "Dù có chuyện gì xảy ra thì bạn vẫn phải giữ một tinh thần lạc quan, phải nhanh nhẹn và không ngừng tiến lên phía trước".
Theo Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam