Ngày Tết có rất nhiều nghi lễ cúng và kèm với đó là các bài khấn và văn cúng lễ Tết trong từng nghi lễ như: văn khấn tất niên ngày 30 Tết tại bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật, văn khấn 30 Tết ngoài mộ, ngoài trời, cùng thần tài, cúng giao thừa, văn khấn sáng ngày mùng 1 tết, văn khấn mùng 2 tết, văn khấn mùng 3 Tết và nhiều địa phương có các bài văn khấn sau tết, ra Tết mùng 4, 5, 6, 7 tết….
Dưới đây là một số bài văn khấn, bài cúng Tết Nguyên Đán bạn có thể tham khảo để thực hiện các nghi lễ đúng chuẩn, mang lại bình an và điều tốt lành cho gia chủ.
Văn khấn ngày 30 Tết
Văn khấn ngày 30 Tết có các lễ đó là lễ cúng tất niên tại nhà và lễ cúng tạ mộ ngoài trời hay còn gọi tạ mộ mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết và cúng khi đã đón rước ông vải về nhà, cúng giao thừa đêm 30 tết.
Văn cúng tạ mộ Tết - Lễ Chạp
Đây là nghi lễ thường được làm vào ngày 29, 30 tết, ngày cuối cùng của năm cũ. Có nơi là ngày 23 Tết hoặc 25 Tết, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp. Con cháu trong gia đình cùng nhau ra mộ phần dọn dẹp sạch lẽ, sắm lễ thắp hương, đọc văn khấn ngày 30 Tết ngoài mộ phần mời ông bà tổ tiên về ăn tết, sum vầy với con cháu.
Đồ lễ có thể để ở nhà hoặc mang ra ngoài mộ. Nếu để ở nhà thì khi cúng ở mộ xong về nhà sẽ lên hương đền và cúng lễ ngày 30 Tết tại gia.
Đối với con cháu ở xa, không có điều kiện về quê, ra mộ phần có thể làm lễ rước gia tiên tại nhà, bày lễ vật, hương hoa, thắp hương khấn vái vào giờ ngọ ( từ 11 - 3 giờ chiều) ngày 30 Tết, vái lạy mời tổ tiên về ăn Tết với gia đình.
"Nam mô a di đà phật (3 lần và lạy 3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy hương linh:…………………..
Hôm nay là ngày …… tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.
Tín chủ (chúng) con là: …..Ngụ tại: …..
Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa nước quả,kim ngân bạc vàng, trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là :………. có phần mộ táng tại ……………… về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiện, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.
Âm dương cách trở,
Chén nước nén hương,
Thành tâm kính lễ,
Cúi xin chứng giám,
Phù hộ độ trì,
Nam mô a di đà phật 3 lần và lạy 3 lần."
Sau khi thắp hương, bái lạy, người trong gia đình đốt vàng mã, thắp thêm vài nén hương ở các mộ kế bên, là những người làm bạn với ông bà ở thế giới bên kia.
Bài văn khấn lễ Tất niên 30 Tết tại gia
Bài cúng Tết niên có thể diện ra vào chiều hoặc tối 30 Tết trước lễ cúng giao thừa (cúng Trừ Tịch). Sau khi chuẩn bị mâm lễ, cơm cúng tất niên, sớ cúng Tết gia chủ cần sắp xếp gọn gàng, chu đáo vào bắt đầu làm lễ cúng.
"Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ .................
Hôm nay là ngày ... tháng Chạp năm ....
Tín chủ (chúng) con là: ...........................................
Ngụ tại: …………………….......................... ..................................................
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)."
|
Văn cúng giao thừa Trừ Tịch |
Văn khấn giao thừa 30 Tết
Phong tục ngày Tết cổ truyền thường có lễ cúng giao thừa hay còn gọi lễ trừ tịch không thể bỏ qua với ý nghĩa bỏ đi những điều không may mắn và được cúng ở thần linh ngoài trời và trong nhà.
Gia chủ chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa đêm 30 hàng năm bày ở ngoài sân để cách tỏ lòng thành kính, lễ tạ trời đất trước giai đoạn chuyển giao thời khắc năm cũ sang năm mới. Trong nhà gia chủ thắp nhang hương, ở ngoài trời gia chủ đặt mâm lễ và bắt đầu cúng:
"Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Ngài Cựu niên đương cai Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan năm Đinh Dậu.
Ngài Tân niên Thiên quan Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá chi thần, Thành Tào phán quan.
Các Ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.
Nay là phút Giao thừa năm Đinh Dậu và năm Mậu Tuất.
Chúng con là:.......
Ngụ tại:................
Phút thiêng liêng Giao thừa vừa tới, năm Đinh Dậu cũ qua đi, đón năm mới Mậu Tuất, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần, trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh, tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân Xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, Ngài Tân niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Giải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo."
Trong các bài văn khấn Giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan nói trên, năm nào thì khấn danh vị của danh vị của quan hành khiển năm ấy.
Vương hiệu vị Hành khiển và Phán quan năm Mậu Tuất 2018 là Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.
Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Văn khấn mùng 1 tết, 2 và 3 tết
Văn khấn năm mới sáng mùng 1 Tết bao gồm bài cúng thần linh và gia tiên rất quan trọng trong buổi sáng đầu tiên của năm mới. Vì vậy, nghi lễ cúng khấn đầu năm mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết thì ngày mùng một là quan trọng nhất cần chuẩn bị kỹ lưỡng nhất.
|
Văn khấn cúng lễ mồng 1 và 3 ngày Tết cổ truyền |
Bài văn khấn, văn cúng ông bà gia tiên ba ngày Tết Nguyên Đán
"Kính cáo chư vị chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, cùng chư vị tiền nhân họ.........(ghi họ chủ nhà).
Chúng con là:......................................................Hiện nay ở tại......................................................Cùng toàn gia kính bái.
Kính cẩn thưa rằng:
Đất trời có vận luật, Nhật Nguyệt phải đổi thay.
Mồng một (Hoặc các ngày 2,3..) hôm nay.
Xuân sắc tràn đầy, "Vạn tượng canh tân"*, "Tam dương khai thái"*, Toàn gia phấn khởi, Thụ lộc tổ tông, "Hải đức sơn công"*, "Vĩnh miên thế trạch"*, "Quang tiền thùy hậu"*, Vạn đại trường Xuân, Mưa móc thấm nhuần, Mừng Tết Nguyên đán, Cháu con ghi nhớ, Công đức Tổ Tiên, Kính cẩn dâng lên, Chi nghi cụ soạn.
(Kể các thứ cúng)............................................
Cúi xin chứng giám.
Lễ bạc lòng thành.
Thỉnh cáo Tiên linh.
Cùng vui hâm hưởng.
Tôn linh tại thượng, Phù hộ độ trì, Năm mới mọi bề, An khang thịnh vượng.
Cẩn cáo."
Văn khấn ba ngày Tết thần linh, Phật
Nếu gia đình có bàn thờ Phật tại gia, thờ thần linh như thần tài, thổ địa, quan… thì có thể làm lễ cúng thần linh trong nhà như sau:
"Nam mô a di Đà Phật! ( 3 lần)
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.
- Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.
- Con kính lạy Chư vị Tôn thần.
Tín chủ (chúng con) là: …………………………………………………………………
Ngụ tại: …………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày mồng 1 ( ngày mùng 2, mồng 3) tháng giêng năm ........, nhằm ngày tết
Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.
Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên thần. Cúi xin đức Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn đương cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)"
Ngoài ra còn có nhiều bài văn khấn mùng một, mùng hai, mùng ba Tết tại chùa, khấn lễ phật Tết đầu năm cũng cần lưu ý khấn cho đủ, chuẩn.
|
Cúng hóa vàng hết Tết chuẩn |
Lễ cúng hóa vàng, ra Tết và văn khấn
Cúng hóa vàng Tết hay còn gọi là cúng Tết nhà mùng 3, cúng giã tết, cúng sau tết, cúng cất tết. Thường mùng ba Tết sẽ là ngày cúng hóa vàng, đưa ông vải nhưng một số nơi ngày ra Tết có thể là ngày mùng 4, 5, 6, 7 thậm chí là mùng 10 tháng Giêng.
Lễ cúng hết Tết hay cúng mùng 3 Tết lúc mấy giờ, văn khấn hóa vàng Tết nguyên đán ra sao? Mời các bạn cũng tham khảo các phong tục, tục lệ cúng hóa vàng ra Tết dưới đây:
Lễ cúng hóa vàng các gia chủ thường làm mâm cơm cúng ra Tết cúng gia tiên làm lễ hóa vàng mã đã cúng trong ba ngày tết.
Chuẩn bị đồ lễ hóa vàng, cúng hết tết
Mâm cơm lễ cúng hết Tết giống với đồ lễ cúng gia chủ ngày Tết vẫn Hương, hoa, ngũ quả, vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét), xôi. Thêm vào đó là mâm cỗ mặn hoặc chay tùy theo gia đình và nếu lễ mặn thường là có gà trống nguyên con.
Sau khi chuẩn bị lễ cúng hết Tết xong thì gia chủ đọc văn khấn hóa vàng Tết Nguyên Đán.
Văn khấn hóa vàng hết Tết mồng 3
"- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Con kính lạỵ chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài
- Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………....
Hiện cư ngụ tại....................................................................
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)"
Cách hóa vàng mã ngày tết
- Phần vàng mã dành cho người mới mất sẽ được hóa riêng.
- Họ làm mâm cơm cúng gia tiên, rồi đem bao nhiêu vàng mã đã cúng trong ba ngày Tết ra hóa. Những vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua thì được hoá riêng.
- Hóa vàng xong thì vẩy và tro mấy giọt rượu cúng
- Hai cây mía hai bên bàn thờ được đem hơ trên đống vàng xem như hóa để các cụ sử dụng gánh hàng, đuổi quỷ.
Trên đây là toàn bộ những những phong tục cúng lễ ngày Tết nguyên đán âm lịch hàng năm, từ nguồn gốc, ý nghĩa tới phong thủy ngày tết, chuẩn bị sắm lễ tết, dọn dẹp, sắp xếp bạn thờ ngày tết, sớ cúng tết, văn khấn - bài cúng Tết tất nhiên, giao thừa mồng một, mồng hai, mồng ba hóa vàng hết tết, ra Tết đầy đủ chuẩn nhất giúp bạn đọccó thể chuẩn bị một cái Tết đủ đầy.
T.Anh (TH)/SHTT