Người đồng ý hỗ trợ tài chính không giới hạn cho Grab là ai?

Theo TCDN 16:38 19/10/2019

"Bạn không muốn tới bất cứ đâu cũng phải cạnh tranh. Tốt nhất là đối thủ nên hợp tác với Grab, và Vision Fund sẽ đầu tư cho sự hợp tác này", ông Masayoshi Son, CEO của Tập đoàn SoftBank chia sẻ.

Grab nhận khoản đầu tư 1,46 tỉ USD từ SoftBank và lời hứa hỗ trợ không giới hạn

Grab hiện nay dẫn đầu cuộc đua "đốt tiền" tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của ABI cho thấy Grab áp đảo thị trường với 146 triệu cuốc xe. Theo Zing, dù là siêu ứng dụng chiếm thị phần cao nhất tại Việt Nam với doanh thu 2.200 tỷ đồng năm 2018 thì Grab vẫn công bố khoản lỗ ròng lên đến 900 tỷ đồng.

Bình quân Grab đang lỗ chừng 1 USD/giao dịch. Tuy nhiên, theo vtv, Grab đặt mục tiêu gọi vốn thêm 2 tỷ USD trong năm 2019. Nếu thành công, Grab sẽ nâng tổng số vốn huy động được trong vòng gọi vốn Series H hiện tại lên tới hơn 6,5 tỉ USD trước cuối năm 2019.

Nếu huy động thành công 6,5 tỷ USD, Grab dư sức "đốt tiền" thêm 15 năm nữa…

Sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư, trong đó đặc biệt là từ SoftBank được xem là cơ sở cho mục tiêu gọi vốn cũng như kế hoạch mở rộng kinh doanh của Grab.

Sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư, trong đó đặc biệt là từ SoftBank được xem là cơ sở cho mục tiêu gọi vốn cũng như kế hoạch mở rộng kinh doanh của Grab.

Với những vòng gọi vốn thành công hàng tỷ USD của công ty mẹ, Grab có nguồn tiền dồi dào để sẵn sàng vung tay quá trán, với mục tiêu chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam và các nước.

Theo nguồn tin từ Trí thức trẻ, nền tảng cho tăng trưởng của Grab chính là sự hậu thuẫn của SoftBank và các nhà đầu tư chiến lược quan trọng khác đã đầu tư hơn 4,5 tỉ USD vào vòng gọi vốn Series H hiện tại của Grab. Tháng 03/2019 vừa qua, Grab đã nhận khoản đầu tư 1,46 tỉ USD từ Quỹ Vision của SoftBank.

Quan hệ đối tác giữa Grab và SoftBank đã bắt đầu từ năm 2014, và đang ngày càng trở nên sâu rộng hơn.

Ông Anthony Tan, đồng sáng lập kiêm CEO Grab cho biết ông đã gặp CEO SoftBank - ông Masayoshi vào tuần trước. Vtv cho biết, ông Masayoshi đã đồng ý dành cho Grab sự hỗ trợ không giới hạn để tiếp tục phát triển. Có lẽ động thái "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền" này đến từ câu nói "sẽ hỗ trợ Grab không giới hạn" từ ông chủ của Softbank - Masayoshi Son.

Masayoshi Son là ai?

Người ta vẫn ví Masayoshi Son như một Warrent Buffett của giới công nghệ. Đằng sau thành công của Grab, Uber, Alibaba, Qualcomm, NVIDIA...những "công ty khởi nghiệp" lớn nhất thế giới là bóng dáng của một người đàn ông Nhật Bản mang tên Masayoshi Son.

Theo Business Insider, Masayoshi Son, nhà sáng lập và CEO của Tập đoàn SoftBank, sở hữu khối tài sản 21,1 tỷ USD. Ông là người giàu thứ hai ở Nhật Bản, sau người sáng lập Uniqlo - Tadashi Yanai.

Masayoshi Son, nhà sáng lập và CEO của Tập đoàn SoftBank.

Thông qua SoftBank và Quỹ SoftBank Vision Fund 100 tỷ USD của mình, Son đầu tư hàng tỷ USD vào một số công ty công nghệ lớn nhất của Thung lũng Silicon, bao gồm Uber, WeWork, Slack và DoorDash.

SoftBank sở hữu cổ phần tại hơn 1.000 công ty, bao gồm cả Alibaba và Yahoo Nhật Bản, theo Bloomberg. Năm 2018, công ty đã báo cáo doanh thu 82,7 tỷ USD.

Theo thông tin từ Zing, năm 2016, Masayoshi Son gặp gỡ một loạt những nhà đầu tư tiềm năng để bàn về dự án mới. Trước cuộc họp, ông nhìn lại bản trình bày do Rajeev Misra, người phụ trách dự án soạn thảo. Ông Son dừng lại ở trang nói về số tiền muốn gọi vốn: 30 tỷ USD.

Nếu kêu gọi được 30 tỷ USD, quỹ Vision Fund mà ông Son khởi xướng sẽ có số vốn lớn gấp 4 quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất từ trước tới nay. Quy mô thị trường vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu vào khoảng 70 tỷ USD mỗi năm. Sau một hồi suy nghĩ, ông xóa số 3, thay bằng số 1 và thêm vào 1 số 0.

Đời quá ngắn để suy nghĩ hạn hẹp”, ông Son nói với Misra, lúc đó đang sững sờ trước con số 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, mục tiêu của ông Son còn lớn hơn thế. Ông muốn mỗi năm phải lập được một quỹ với giá trị 100 tỷ USD.

Những khoản đầu tư lớn nhất của Vision Fund có thể kể tới Uber, ARM, NVIDIA, WeWork và Flipkart. Đây đều là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực của họ.

Một chiến lược yêu thích của ông Son là đầu tư vào nhiều công ty cùng hoạt động trong một lĩnh vực. Trước khi SoftBank đầu tư vào Uber, họ đã đầu tư vào hàng loạt đối thủ khác như Grab, Didi Chuxing và Ola Cabs. Quyết định đầu tư của ông Son lúc đó vấp phải một loạt sự phản đối từ các công ty nói trên.

Son và đồng nghiệp thích nói về chiến lược đầu tư bằng hình ảnh đàn chim bay theo đội hình, trong tiếng Nhật gọi là gun-senryaku. Một trong những cách hợp tác mà ông luôn kêu gọi là những công ty sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau.

Đây chính là cách mà những công ty được đầu tư liên kết với nhau để tạo ra một lợi thế cạnh tranh đáng kể.

"Bạn không muốn tới bất cứ đâu cũng phải cạnh tranh. Tốt nhất là đối thủ nên hợp tác với Grab, và Vision Fund sẽ đầu tư cho sự hợp tác này", ông Son mô tả kế hoạch để Grab trở thành đầu tàu về hợp tác startup tại Đông Nam Á.

Có thể thấy, sự tin tưởng của Son dành cho tương lai của Grab có thể khiến cho các đối thủ khác phải dè chừng.

Bạn đang đọc bài viết Người đồng ý hỗ trợ tài chính không giới hạn cho Grab là ai? tại chuyên mục Người nổi tiếng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Người nổi tiếng
Tin tức mới nhất