Sai phạm khủng tại Saigon Co.op: Có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn

DTVN 17:10 28/07/2020

Thanh tra Tp.HCM đã công bố kết luận về việc chấp hành quy định pháp luật tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP (Saigon Co.op), chỉ ra các dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản.

Theo kết luận thanh tra, việc tăng vốn điều lệ năm 2020, về trình tự thủ tục, qua kiểm tra Thanh tra TP.HCM nhận thấy Saigon Co.op thực hiện chưa đúng quy định của Luật Hợp tác xã và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Saigon Co.op đã được Đại hội thành viên thông qua.

Huy động vốn bên ngoài sai quy định

Sai phạm lớn nhất của Saigon Co.op là về nguồn vốn góp. Theo kết luận thanh tra, các hợp tác xã (HTX) thành viên huy động từ nguồn vốn bên ngoài chứ không phải là thành viên của HTX để góp vốn vào Saigon Co.op.Thanh tra thành phố đã làm rõ quá trình tăng vốn điều lệ từ năm 2014 đến nay. Theo đó, năm 2014 việc tăng vốn điều lệ của Saigon Co.op không được thể hiện tại biên bản đại hội thành viên; số vốn 2.328 tỷ đồng từ vốn tích luỹ thuộc sở hữu chung không chia của Saigon Co.op được dùng để tăng vốn điều lệ là không đúng với Luật Hợp tác xã quy định về vốn điều lệ.

Tương tự, năm 2015, Hội đồng quản trị Saigon Co.op thống nhất tăng vốn điều lệ nhưng nội dung này không được trình và thông qua tại Đại hội thành viên, vi phạm Luật Hợp tác xã; số vốn 3.180 tỷ đồng từ vốn tích luỹ thuộc sở hữu chung không chia của Saigon Co.op được dùng để tăng vốn điều lệ là không đúng với Luật Hợp tác xã quy định về vốn điều lệ.

Tp.HCM chính thức công bố kết luận thanh tra về Saigon Co.op.

Theo đó, các tài sản Saigon Co.op tiếp nhận từ Liên hiệp HTX Mua bán TP chuyển sang và nguồn tài trợ khác, Saigon Co.op phải có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển và xây dựng quy chế để quản lý chặt chẽ tài sản không chia nhưng Saigon Co.op chưa mở sổ theo dõi khi tiếp nhận tài sản không chia là không thực hiện đúng quy định.

Do đó, mặt bằng số 01 Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức (Cửa hàng Co.opFood Đặng Văn Bi) hiện nay chưa có hồ sơ pháp lý nên việc Saigon Co.op đang quản lý và sử dụng là không đủ thủ tục pháp lý.

Kế tiếp, liên quan đến việc phân phối lợi nhuận, theo Luật Hợp tác xã và Điều lệ Liên hiệp, dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của Liên hiệp, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập qua các năm của Saigon Co.op được trích lập các quỹ; phân phối cho thành viên HTX, tỷ lệ phân phối do Đại hội thành viên quyết định.

Qua kiểm tra, Thanh tra TP nhận thấy trong năm 2015, sau khi trích lập quỹ dự phòng tài chính, Saigon Co.op đã kết chuyển số tiền 1.091.000.000 đồng sang quỹ đầu tư phát triển là thực hiện không đúng Khoản 2, Điều 23 Thông tư số 83/2015/TT-BTC ngày 28/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính áp dụng đối với HTX, Liên hiệp HTX quy định mục đích sử dụng các quỹ và việc Saigon Co.op không trích lập quỹ dự phòng tài chính là thực hiện không đúng Điểm a, Khoản 5, Điều 21 Thông tư số 83/2015/TT-BTC về việc trích lập các quỹ bắt buộc theo quy định.

Ngoài ra, việc tăng vốn điều lệ năm 2020, về trình tự thủ tục, qua kiểm tra Thanh tra TP nhận thấy Saigon Co.op thực hiện chưa đúng quy định của Luật Hợp tác xã và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Saigon Co.op đã được Đại hội thành viên thông qua.

Kiến nghị công an điều tra sai phạm của Saigon Co.op.

Về nguồn vốn góp, các HTX thành viên tổ chức triển khai việc huy động vốn của các thành viên không đúng trình tự thủ tục quy định tại Luật Hợp tác xã và Điều lệ.

Cụ thể:HTX thành viên huy động từ nguồn vốn bên ngoài không phải là thành viên của HTX để góp vốn vào Saigon Co.op là thực hiện không đúng Nghị quyết số 12/NQ-ĐHTV của Đại hội thành viên bất thường lần 1 năm 2020 quy định: vốn góp từ các HTX thành viên không phải do các HTX thành viên đi vay hoặc huy động từ nguồn vốn của đối thủ cạnh tranh; nếu vi phạm điều này Liên hiệp sẽ hoàn trả số vốn huy động này cho HTX thành viên vi phạm.

Các HTX thành viên thực hiện việc góp vốn trước khi HTX thành viên thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận là thực hiện không đúng Khoản 1, Điều 28 Luật Hợp tác xã quy định thay đổi nội dung đăng ký của HTX, liên hiệp HTX.

Các HTX thành viên không cung cấp các hồ sơ liên quan việc góp vốn, việc huy động vốn là không chấp hành đúng nội dung Quyết định thanh tra và thẩm quyền thanh tra của UBND Thành phố tại Khoản 2, Điều 61 Luật Hợp tác xã.

Kiểm tra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX thành viên, Thanh tra TP cũng nhận thấy có 06 HTX hoạt động kinh doanh không có hiệu quả trong các năm 2018, 2019; một số HTX hoạt động mức lợi nhuận đạt sau thuế dưới 06 tỷ đồng nhưng không tham gia góp vốn, trong khi phần lớn các HTX lợi nhuận đạt được sau thuế chỉ 24 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng lại tham gia góp với số vốn góp hàng trăm tỷ đồng là điều không bình thường.

Bên cạnh đó, phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn đầu tư của các HTX thành viên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận đạt được từ 26% - 39% trên vốn góp nên nhu cầu của các cá nhân, tổ chức muốn đầu tư vào Saigon Co.op là có cơ sở. Điều này cũng cho thấy nếu không làm rõ được nguồn vốn tăng lên thì Saigon Co.op sẽ bị chi phối bởi các tổ chức, cá nhân bên ngoài và không giữ được nguyên tắc tổ chức, hoạt động. Đồng thời, có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản của Saigon Co.op được hình thành từ khi thành lập đến nay, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chung (tài sản không chia) và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của TP nói riêng và cả nước nói chung, việc làm này có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Phớt lờ đề nghị của thanh tra?

Ngoài ra, để quá trình thanh tra được chính xác, chặt chẽ, khách quan, đúng pháp luật, ngày 24/7/2020, Thanh tra TP có văn bản số 166/TTTP-P5 đề nghị Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op tạm đình chỉ việc tiến hành Đại hội thành viên cho đến khi có kết luận chính thức và ý kiến chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền nhưng Saigon Co.op không chấp hành, vẫn tiến hành Đại hội biểu quyết các vấn đề liên quan làm ảnh hưởng đến hoạt động và nội dung kết luận thanh tra về công tác nhân sự, phương án huy động vốn, tăng vốn điều lệ, việc rút vốn của các HTX thành viên… là vi phạm pháp luật thanh tra.

Tuy nhiên, Saigon Co.op không chấp hành, vẫn tiến hành đại hội biểu quyết các vấn đề liên quan làm ảnh hưởng đến hoạt động và nội dung kết luận thanh tra về công tác nhân sự, phương án huy động vốn, tăng vốn điều lệ, việc rút vốn của các HTX thành viên... là vi phạm pháp luật thanh tra.

Saigon Co.op có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn.

Cũng theo kết luận thanh tra, Saigon Co.op được UBND TP phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động theo quyết định số 1344/QĐ-UB-KT ngày 5-3-1999 với tổng vốn đăng ký là hơn 23 tỉ đồng. Từ năm 1999 đến nay, Saigon Co.op được UBND TP giao cùng Sở Tài chính - vật giá TP (nay là Sở Tài chính) xây dựng quy chế quản lý nguồn vốn này trình UBND TP. Tuy nhiên, đến nay các đơn vị vẫn chưa thực hiện.

Phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn đầu tư của các HTX thành viên, cơ quan thanh tra nhận thấy tỷ suất lợi nhuận đạt được từ 26 - 39% trên vốn góp nên nhu cầu của các cá nhân, tổ chức muốn đầu tư vào Saigon Co.op là có cơ sở. Điều này cho thấy nếu không làm rõ được nguồn vốn tăng lên thì Saigon Co.op sẽ bị chi phối bởi các tổ chức, cá nhân bên ngoài và không giữ được nguyên tắc tổ chức, hoạt động.

Từ đó, Thanh tra Tp.HCM kiến nghị Chủ tịch UBND Tp.HCM chỉ đạo, yêu cầu Saigon Co.op nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật thanh tra. Theo đó tạm ngưng thực hiện các nội dung liên quan đến kết luận thanh tra và không thay đổi nhân sự HĐQT, Ban Tổng giám đốc, lãnh đạo các phòng ban đến khi có kết luận xử lý và chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra của người có thẩm quyền.

Saigon Co.op chủ trì phối hợp với Sở Tài chính khẩn trương xây dựng quy chế để quản lý, mở sổ theo dõi chặt chẽ tài sản không chia tích lũy qua các năm được tiếp nhận từ Liên hiệp HTX Mua bán TP chuyển sang đến nay, nguồn tài trợ khác và Saigon Co.op có nghĩa vụ sử dụng hiệu quả, bảo toàn, phát triển.

Đồng thời, tổ chức rà soát kiểm tra, làm rõ nguồn vốn góp của các HTX thành viên, đề xuất phương án xử lý số vốn điều lệ tăng từ vốn, tài sản không chia; số tiền huy động năm 2020 tăng vốn điều lệ không đúng quy định; phối hợp với Sở KH&ĐT đề xuất phương án xử lý số tiền tăng vốn điều lệ từ nguồn tích lũy không chia qua các năm để báo cáo UBND TP.Từ cơ sở này, Thanh tra Tp.HCM nhận định có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản của Saigon Co.op được hình thành từ khi thành lập đến nay, xâm phạm quyền sở hữu tài sản chung (tài sản không chia) và tài sản của nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của Tp.HCM, việc làm này có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Kết luận của Thanh tra TP nêu rõ các sai phạm nêu trên thuộc trách nhiệm của HĐQT Liên hiệp, Thành viên Liên hiệp, Ban Tổng giám đốc, các phòng ban chức năng và cá nhân có liên quan tại các thời kỳ.

Saigon Co.op thành lập năm 1989 theo quyết định của UBND Tp.HCM với tên gọi Liên hiệp Hợp tác xã Mua bán thành phố. Đến năm 1998, đơn vị này đổi tên thành Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Tp.HCM với 20 hợp tác xã thành viên.

Từ khi thành lập đến nay, Saigon Co.op 34 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, 14 lần điều chỉnh, bổ sung điều lệ qua các thời kỳ và 8 lần bổ sung tăng vốn điều lệ. Hiện, Chủ tịch HĐQT của Saigon Co.op là ông Diệp Dũng (52 tuổi). Đến nay Saigon Co.op có hơn 100 siêu thị (tên gọi Co.opmart) trong cả nước.

Theo Thái Minh/Tài Chính Doanh Nghiệp

Link gốc : https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/sai-pham-khung-tai-saigon-coop-co-dau-hieu-thau-tom-chiem-doat-von-d14356.html

Bạn đang đọc bài viết Sai phạm khủng tại Saigon Co.op: Có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn tại chuyên mục Doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Doanh nghiệp
Tin tức mới nhất