Ế vẫn hoàn ế
Hồi tháng 6/2019, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đăng ký bán đấu giá hơn 4 triệu cổ phần MSB, tương đương 0,34% vốn điều lệ ngân hàng với mức giá khởi điểm chỉ 11.800 đồng/cp.
Dù vậy, chỉ có 2 nhà đầu tư đăng ký mua 1.800 cổ phiếu MSB, số lượng thấp hơn nhiều so với DATC chào bán. Với kết quả đăng ký ít ỏi này, đây là thất bại của DATC trong nỗ lực thoái vốn khỏi Maritime Bank.
|
Chưa kể, từ năm 2015 đến nay, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng đã nhiều lần bán đấu giá cổ phần MSB nhưng đều không thành công.
Bản thân VNPT đang sở hữu hơn 71,5 triệu cổ phần, tương đương 6,09% vốn tại ngân hàng này. Từ năm 2015 đến hết 2018, VNPT đã 3 lần công bố bán đấu giá nhưng đều không có nhà đầu tư tham gia.
Tương tự, trong tháng 3/2018, buổi bán đấu giá hơn 2,4 triệu cổ phần MSB của SCIC với giá khởi điểm 12.400 đồng/cổ phần cũng đã bị hủy do không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia đấu giá.
MSB lên sàn chứng khoán trong bối cảnh nhiều cổ phiếu ngân hàng trên sàn diễn biến khá khả quan thì liệu có thu hút nhà đầu tư hơn trong những đợt đấu giá vừa rồi?
Về tình hình kinh doanh 9 tháng 2019, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt 1.064 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần cùng kỳ. Mức tăng trưởng ấn tượng này có được nhờ thu nhập lãi thuần, hoạt động dịch vụ tăng mạnh. Ngoài ra, lãi từ hoạt động khác tăng đột biến, tăng 75% đạt 776 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động chung của 9 tháng chỉ tăng nhẹ 2,2% lên 1.671 tỷ, chi phí dự phòng giảm 6,3% xuống còn 765 tỷ.
Lợi nhuận tăng do cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
Cổ phần Maritime Bank bị nhà đầu tư quay lưng bất chấp ngân hàng này vừa báo lãi tăng đột biến trong quý 2/2019. Cụ thể, theo báo cáo tài chính bán niên hợp nhất năm 2019, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của Maritime Bank đạt 468 tỷ đồng, tăng 292 tỷ đồng, tương ứng 166% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, đóng góp cho việc lợi nhuận tăng đột biến không phải doanh số tăng mạnh mà chủ yếu đến từ… cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Về tình hình kinh doanh 9 tháng 2019, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt 1.064 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần cùng kỳ. Mức tăng trưởng ấn tượng này có được nhờ thu nhập lãi thuần, hoạt động dịch vụ tăng mạnh. Ngoài ra, lãi từ hoạt động khác tăng đột biến, tăng 75% đạt 776 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động chung của 9 tháng chỉ tăng nhẹ 2,2% lên 1.671 tỷ, chi phí dự phòng giảm 6,3% xuống còn 765 tỷ.
|
Cuối tháng 9, tổng tài sản của MSB đạt 148.342 tỷ đồng, tăng 7,7% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 18,6% đạt 57.828 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 21,7% đạt 77.343 tỷ đồng.
Nợ xấu nội bảng tại ngày 30/9 là 1.663 tỷ, tăng 13,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng giảm xuống 2,88%.
Năm 2019, MSB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 1.860 tỷ đồng, tăng 77% so với năm vừa qua. Đặc biệt, MSB đặt kế hoạch vốn điều lệ sẽ tăng thêm 9% lên 12.750 tỷ đồng và tỷ lệ chia lợi tức cổ phần dự kiến lên đến 10%...
Điều đáng nói, Maritime Bank mạnh tay cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng dù nợ xấu tăng nhẹ. Tại thời điểm 30/6/2019, tổng nợ xấu tại Maritime Bank là 1.621 tỷ đồng, chiếm 2,9% tổng dư nợ tín dụng. Maritime Bank lọt vào Top các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất.
Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, nợ xấu tại Maritime Bank là 1.466 tỷ đồng, chiếm 3% tổng dư nợ tín dụng.
Bên cạnh đó, việc Maritime Bank chưa thực hiện “lời hứa” cũng khiến cổ đông quan tâm. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 diễn ra hồi cuối tháng 4 năm nay, Maritime Bank có kế hoạch đưa cổ phiếu MSB lên sàn trong quý 3/2019. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này khi quý 3 chỉ còn vài ngày nữa kết thúc, kế hoạch lên sàn của MSB vẫn chưa được công bố.
Mộc Diệp (T.H) Sở hữu trí tuệ