Tín dụng đen là gì?
Tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi được thực hiện chủ yếu bởi một cá nhân, nhóm cá nhân hoặc có thể là tổ chức ngoài vòng kiểm soát của pháp luật với lãi suất vượt quá mức lãi suất cho vay mà pháp luật Việt Nam quy định, mức lãi suất cho vay nhà nước quy định đó là không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
Người cho vay không đăng ký kinh doanh cũng như chưa từng được ấp phép hay chịu sự quản lý của bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào đối với hoạt động cho vay này.
|
Hầu như lãi suất do cá nhân hoặc tổ chức cho vay “tín dụng đen” tự đặt, lãi suất thường vượt 150% mức lãi suất căn bản của ngân hàng nhà nước. |
Nếu “tín dụng trắng” có tính pháp lý để bảo về người vay và người cho vay thì “tín dụng đen” hoàn toàn nằm ngoài pháp luật. “Tín dụng đen” không được kiểm soát cũng bảo vệ người vay. Lãi suất “tín dụng đen” không có quy định cụ thể.
Hầu như lãi suất do cá nhân hoặc tổ chức cho vay “tín dụng đen” tự đặt, lãi suất thường vượt 150% mức lãi suất căn bản của ngân hàng nhà nước.
Vì không chịu sự quản lý của Nhà nước nên "tín dụng đen" rất rủi ro và nguy hiểm với cả bên cho vay và đi vay. Mặc dù vậy vẫn có không ít người lựa chọn hình thức vay vốn này bởi điều kiện hoàn cảnh muốn vay vốn cùng những lời mời hấp dẫn từ phía các tổ chức cho vay.
Vì sao mang lại nhiều rủi ro nhưng nhiều người vẫn bất chấp lựa chọn?
Dù mang lại nhiều rủi ro, nhưng nhiều người vẫn lựa chọn hình thức này, vì hình thức vay này có những ưu điểm ban đầu như sau:
Với người cho vay
- Lãi suất cao: với mức lãi suất dao động từ 3%/tháng đến 15%/tháng là nguồn lợi kinh doanh cực lớn với những đối tượng này.
- Tự do trong việc nhận các giấy tờ, tài sản thế chấp, hoặc đi vay của một hoặc nhiều người với lãi suất thấp sau đó cho vay lại với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch.
Với người đi vay
- Đơn giản trong thủ tục vay và cho vay cực nhanh chóng. Chỉ cần một bản hợp đồng viết tay, hoặc đánh máy để thể hiện nội dung vay mượn giữa bên cho vay và bên vay với các thông tin sơ sài hoặc thậm chí chỉ là thỏa thuận bằng miệng.
|
Thủ tục của "tín dụng đen" cực kì nhanh chóng. |
- Điều kiện cho vay dễ dàng hơn, với việc xét duyệt thủ tục và thu nhập gần như là tối giản chủ yếu là dựa vào lòng tin, không chú trọng như hình thức tín dụng trắng.
Người đi vay: Vay dễ - Trả khó
“Tín dụng đen” thường núp bóng dưới các hình thức như dịch vụ cầm đồ; cho vay với hình thức hợp đồng mua bán nhà đất; cho vay thế chấp sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, đăng ký xe ô tô…
"Tín dụng đen" kéo theo nguy cơ gây mất an ninh trật tự - an toàn xã hội, đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh “tan cửa nát nhà, vợ chồng ly tán”. Bởi việc phải trả khoản vay với mức lãi suất cao 200-300%/năm là điều cực kỳ khó khăn. Và nếu không trả được, người vay sẽ bị uy hiếp, đe dọa, gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản...
Theo Hà Nội Mới, số liệu thống kê mới đây của Bộ Công an cho thấy, từ năm 2015 đến năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan đến “tín dụng đen”. Trong đó, có 56 vụ giết người, 389 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản. Hiện tại, Bộ Công an đang đấu tranh với 124 băng nhóm, 831 đối tượng hoạt động có tổ chức liên quan đến cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê.
Đằng sau hoạt động “tín dụng đen” cũng là cả một thế giới ngầm của các tổ chức tội phạm. Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa nhận trước các đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn mới đây tại kỳ họp thứ sáu.
Theo Đời sống Tiêu dùng