'Sức khỏe' của BaoVietBank đáng báo động

Theo Sở hữu trí tuệ 08:02 03/09/2020

Là một trong những ngân hàng nhỏ và hoạt động rất “lặng lẽ” trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thời gian gần đây đã cho thấy những con số đáng chú ý về tình hình ''sức khỏe'' của nhà băng này.

Có lẽ Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) lọt vào top các ngân hàng có nợ xấu cao nhất. Đối với các ngân hàng Việt Nam, nợ xấu được xem là thường trực và Ngân hàng Nhà nước luôn nhắc nhở các NHTM tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng. Thời gian qua, bức tranh hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt nhìn chung có sự tăng trưởng. Bên cạnh kết quả lãi, thị trường cũng rất chú ý tới chất lượng tăng trưởng của các ngân hàng mà một trong số đó là con số nợ xấu.

Để hiểu hơn về BaoVietBank, cần nhắc lại lịch sử thành lập của nhà băng này.

BaoVietBank được thành lập đầu năm 2009, với vốn điều lệ ban đầu là 1.500 tỷ đồng và hiện vốn điều lệ ở mức 3.150 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập ngân hàng này bao gồm Tập đoàn Bảo Việt, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn Công nghệ CMC.

Tuy nhiên, từ quý III/2014, khi Tập đoàn Bảo Việt thông báo BaoViet Bank không còn là công ty con của tập đoàn và chỉ còn là công ty liên kết thì thông tin về hoạt động của ngân hàng này như lợi nhuận, tổng tài sản, cổ tức cũng biến mất. Dù không còn là công ty con, song những lợi thế từ Bảo Việt vẫn rất quan trọng với BaoVietBank. HĐQT CMC trước đó cũng đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần BaoVietBank. Sau khi Tập đoàn Công nghệ CMC thoái sạch vốn của BaoViet Bank thì hai cổ đông lớn còn lại của ngân hàng là Tập đoàn Bảo Việt và CTCP Sữa Việt Nam với tỉ lệ sở hữu gần 64% vốn điều lệ.

Tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Bảo Việt nắm giữ 49,52% vốn điều lệ, Vinamilk nắm 14,03%, CTCP Tập đoàn HIPT nắm 2,29% và cổ đông khác nắm giữ 34,16%.

Một điểm rất đáng lưu ý, các cổ đông còn lại của nhà băng này vẫn nằm trong bứ‌c màn bí ẩn, trong quá khứ, BaoVietBank từng có một số cổ đông lớn như Tập đoàn HIPT hay nổi tiếng hơn là Tập đoàn Đại Dương dưới thời doanh nhân Hà Văn Thắm.

Dù các chỉ tiêu quan trọng tăng mạnh, song hiệu quả kinh doanh của BAOVIET Bank vẫn chưa cao. Đây cũng là thực trạng chung của các ngân hàng có vốn điều lệ quanh mức pháp định (3.000 tỷ đồng). Nguyên nhân cơ bản là do nguồn lực hạn hẹp gây khó khăn trong việc mua sắm công nghệ, tài sản cố định, mở rộng mạng lưới và đẩy chi phí vốn cao hơn các ngân hàng lớn.

Trước đó, Báo cáo tài chính 2019 vừa công bố của Ngân hàng TMCP Bảo Việt thu hút sự chú ý từ cổ đông với tổng nợ xấu chiếm gần 1.292 tỷ đồng, tăng mạnh 26% so với hồi đầu năm.

Tính đến cuối năm 2019, tổng nợ xấu của BaoVietBank tăng mạnh 26% so với hồi đầu năm, chiếm gần 1.292 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 25%; nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 38% và nợ có khả năng mất vốn tăng 24%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng tăng từ 3,98% lên mức 5,22%.

Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn hơn 188,7 tỷ đồng tăng 25%, nợ nghi ngờ hơn 209,3 tỷ đồng tăng 38% và nợ có khả năng mất vốn gần 894 tỷ đồng tăng 24%.

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của BaoViet Bank tăng từ 3,9% lên mức 5,2%, cao hơn rất nhiều so với mức 3% mà các ngân hàng đang hướng tới. Nợ xấu gia tăng đồng nghĩa chất lượng hoạt động của nhà băng thêm rủi ro.

Trong khi nợ xấu tăng mạnh thì thu nhập lãi thuần chỉ tăng 14% đạt 717,8 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đi ngang ghi nhận 104 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt 84 tỷ đồng, tăng vỏn vẹn 6%.

Năm 2019, hoạt động kinh doanh ngoại hối của BaoViet Bank đi lùi khi chỉ đạt 4,7 tỷ đồng, giảm 64%. Tương tự, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tụt dốc 9%.

Hai hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và góp vốn, mua cổ phần không ghi nhận doanh thu.

Hiệu quả hoạt động thấp của NH này cũng được phản ánh rõ trên thị giá cổ phiếu của NH. Trên sàn OTC, cổ phiếu BaoVietBank dao động ở mức 3.500-5.000 đồng/cổ phiếu.
Việc một trong các cổ đông sáng lập đang muốn thoái sạch vốn khỏi BaoVietBank cũng không khó hiểu, bởi thực chất thời gian qua hoạt động của NH này rất èo uột. Ngược về các năm trước, lợi nhuận của NH này cũng không quá khả quan. Năm 2016, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 117 tỷ đồng, nhích nhẹ 6 tỷ đồng so với năm 2015. Đến năm 2018, lợi nhuận trước thuế chỉ 104 tỷ đồng, giảm 29,3% so với năm 2017.
Và có lẽ yếu tố dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong hoạt động này đến từ việc vị trí lãnh đạo cấp cao không ổn định. Bởi trong nhiều năm qua, ghế nóng của NH này cũng đã thay đổi đến 3 lần. Vào tháng 9/2019, bà Nguyễn Thị Thanh Hường vừa đảm nhận chức vụ quyền Tổng giám đốc NH này. Còn từ 2017 đến tháng 11/2018, ông Tôn Quốc Bình đã ngồi vị trí này và sau tháng 11/2018 là ông Phạm Nguyễn Thế Phong.
Hiện nay thương hiệu BaoVietBank cũng nhạt nhòa trên thị trường tài chính ngân hàng vì mạng lưới khá ít, ngân hàngcũng không đẩy mạnh phương thức ngân hàng hiện đại, ngân hàng số theo xu hướng chung. Bù lại BaoVietBank lại tích cực áp dụng mặt bằng lãi suất cao để huy động vốn. Các cá nhân khi gửi tiền VNĐ tại BaoViet Bank có thể nhận mức lãi suất cao nhất lên đến 8,2%/năm; còn doanh nghiệp là 7,4%/năm. Tuy vậy, thương hiệu không mạnh có thể cũng là nguyên nhân khiến huy động vốn của ngân hàng cũng gặp khó khăn.
Thương hiệu không mạnh cũng khiến ngân hàng dù đã tách khỏi Tập đoàn Bảo hiểm Bảo Việt (không còn là công ty con mà trở thành công ty liên kết), song BaoVietBank vẫn dựa chủ yếu vào Tập đoàn này.
Cũng theo BCTC, Bảo Việt và các thành viên của tập đoàn này đang có nhiều khoản tiền gửi và trái phiếu tại BaoVietBank.
Còn nữa...
Mai An
Bạn đang đọc bài viết 'Sức khỏe' của BaoVietBank đáng báo động tại chuyên mục Tài chính - Ngân hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Tài chính - Ngân hàng
Tin tức mới nhất