bước vào đường đua thương mại điện tử.
Chuyển đổi số - cuộc chơi “khó nhằn”
Trong kỷ nguyên số 4.0, nhiều doanh nghiệp Việt đã chủ động chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ kinh doanh truyền thống sang bán hàng trực tuyến để thích nghi với việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng đồng thời tối ưu hóa chi phí nguồn lực và đưa thương hiệu ra thị trường trong và ngoài nước..
|
-- |
Tuy nhiên,với doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có điều kiện đầu tư nền tảng công nghệ thông tin, việc xác lập niềm tin người tiêu dùng còn thấp, tiến trình hội nhập thương mại điện tử gặp nhiều thách thức.
Anh Nguyễn Hoàng Anh – chủ 1 doanh nghiệp sản xuất nông sản hữu cơ (huyện Phong Điền, Cần Thơ) chia sẻ :“ Thời điểm dịch Covid - 19, nông sản xuất đi các tỉnh lân cận đều bị đóng băng do giao thông tê liệt. Để giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm, chúng tôi đã lựa chọn chuyển đổi số, kinh doanh online trên nền tảng của Facebook và Tiktok. Tuy nhiên, khó khăn vẫn chưa dừng lại. Chúng tôi lại đối diện với thách thức về thanh toán trực tuyến,bởi nhiều khách hàng đặc biệt là khách hàng ngoại quốc chỉ sử dụng các dịch vụ thanh toán bằng thẻ Visa, Mastercard. Việc kinh doanh online tiếp tục đi vào bế tắc.”
Cũng xoay sở chuyển đổi số, chị Lê Phương kinh doanh mỹ phẩm (Đà Lạt, Lâm Đồng) chủ động xây dựng website bán hàng trực tuyến.Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức công nghệ nên doanh nghiệp của chị vấp phải trở ngại về quy trình thanh toán. Do website chưa tích hợp cổng nên việc thanh toán khá bất tiện, khách hàng phải thao tác nhiều bước thanh toán từ nhập tiền vào ví của shop, dùng tiền trong ví thanh toán đơn hàng… Vì vậy, nhiều đơn hàng của chị Phương bị hủy đơn do lỗi chuyển khoản, sai thao tác, việc vận hành và quản lý dòng tiền gặp nhiều khó khăn.
Anh Hoàng Anh, chị Lê Phương chỉ là hai trong rất nhiều những doanh nghiệp SME gặp khó trong quá trình chuyển đổi số. Theo báo cáo thường niên về chuyển đổi số của doanh nghiệp do Cục Phát triển Doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, có tới 60,1% doanh nghiệp gặp rào cản về chuyển đổi số bởi chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ cao; 23,4% doanh nghiệp lo ngại rò rỉ thông tin, vấn đề bảo mật khi sử dụng các giải pháp công nghệ trong thanh toán số.
“Simplify/Ecompay” - Cây đũa thần mở cửa hội nhập thương mại điện tử
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp SME trong chuyển đổi số, ngân hàng VPBank đã tiên phong đưa ra giải pháp hỗ trợ Simplify/Ecompay. Đây là giải pháp tối ưu giúp quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả,
Với giải pháp Ecompay - cổng thanh toán phù hợp với mô hình doanh nghiệp đã có nền tảng công nghệ với đặc điểm nổi bật như tích hợp API từ Website cho đến App mobile, quy trình tinh gọn và linh hoạt; sử dụng công nghệ bảo mật tiên tiến trong giao dịch thanh toán điện tử, xử lý giao dịch an toàn, siêu tốc với các loại thẻ quốc tế và nội địa từ các thương hiệu Visa, Mastercard, JCB…và thẻ nội địa; tối ưu hóa tính năng quản lý, kiểm soát lịch thanh toán và đơn hàng…
Đối với doanh nghiệp/hộ kinh doanh bước đầu triển khai chuyển đổi số, Simplify chính là trợ thủ đắc lực, để người kinh doanh làm chủ cuộc chơi thương mại điện tử. Theo đó, Simplify hỗ trợ người kinh doanh bán hàng trực tuyến như miễn phí tạo gian hàng online; chủ động đăng tải hình ảnh, thông tin sản phẩm, cổng thanh toán cũng được tích hợp sẵn, phục vụ cho nhu cầu thanh toán online bằng thẻ tín dụng.
Cả hai giải pháp đều tuân thủ nghiệm ngặt về bảo mật thông tin với tiêu chuẩn quốc tế PCI DSS, EMV 3D Secure. Quy trình tích hợp EcomPay được nhận định giao dịch ổn định, quản lý đơn hàng và dòng tiền thông minh, phí giao dịch cạnh tranh. Còn Simplify được đánh giá thân thiện, chức năng tạo gian hàng online là điểm cộng lớn mang lại sự tiết kiệm và trải nghiệm thú vị cho người dùng, hệ thống quản trị dễ sử dụng giúp tiết kiệm nhiều chi phí vận hành.
Sự ưu việt của Ecompay/Simplify đã mang đến lợi ích cho hàng trăm doanh nghiệp khi thúc đẩy quá trình chuyển đổi số thần tốc đặc biệt trong thời điểm dịch Covid 19 và được kỳ vọng sẽ thổi bùng sinh lực để các doanh nghiệp SME có thể tăng tốc trên đường đua thương mại điện tử trong thời gian tới. Cùng với hỗ trợ giải pháp thanh toán trực tuyến,, VPBank còn hỗ trợ nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp qua thông qua việc cấp vốn không cần tài sản đảm bảo hạn mức đến 3 tỉ đồng, hoặc thẻ tín dụng doanh nghiệp VPBiz hạn mức 3 tỉ đồng giúp tận dụng nguồn vốn miễn lãi lên đến 55 ngày, tận hưởng nhiều chương trình hoàn tiền đến 4% cho các lĩnh vực quảng cáo online, ẩm thực, khách sạn, vé máy bay, mua phần mềm… qua đó tối ưu hóa chi phí, dòng tiền kinh doanh.
Theo báo cáo “Vietnam: New E-Commerce Hotspot in Southeast Asia by 2026” của Facebook và Bain & Company, trong thời gian tới thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng phi mã. Báo cáo nhận định, đến năm 2026, Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước đạt 56 tỷ USD, gấp 4,5 lần giá trị dự đoán vào năm 2021. Với dung lượng thị trường này, giải pháp Simplify/ Ecompay sẽ là cây đũa thần để các doanh nghiệp SME mở cánh cửa hội nhập, vững tin trên đường đua chuyển đổi số.
Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký sử dụng dịch vụ Simplify/Ecomapy, truy cập Tại đây hoặc liên hệ hotline hỗ trợ:1900.545.415.