Năng lực sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt ra sao?
Theo thông tin do Cục Công nghiệp tổng hợp, chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức là vào khoảng 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.
Đại diện cơ quan này cho biết, nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe. Trước đây, doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn. Nhưng hiện nay một số doanh nghiệp, điển hình như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước.
Trong số này, ngoài khẩu trang y tế thì khẩu trang vải cũng có khả năng “xuất ngoại". Theo đánh giá của Bộ Công Thương, khẩu trang vải là một sản phẩm đơn giản, nhưng từ khi nhu cầu về khẩu trang vải tăng cao, các doanh nghiệp đã đầu tư vào khâu thiết kế, mẫu mã, chất liệu để nâng cấp, cải tiến sản phẩm này.
Bộ Công Thương cho biết, sản phẩm khẩu trang vải cơ bản hiện nay là khẩu trang 2 lớp, trong đó có một lớp là vải kháng khuẩn. Nhiều doanh nghiệp đã nâng cấp sản xuất các loại khẩu trang vải 3 lớp, 4 lớp. Ngoài lớp kháng khuẩn có thể có thêm lớp vải kháng nước, chống giọt bắn.
|
Những tín hiệu sáng của ngành dệt may
Mới đây, lãnh đạo một công ty may lớn tại Việt Nam chia sẻ việc mới được “đặt hàng” 400 triệu khẩu trang y tế, trị giá 52 triệu USD.
Thông tin này thực sự là điều vui mừng đối với ngành dệt may việt Nam trong bối cảnh ngành công nghiệp tỷ đô này của Việt Nam đang chịu áp lực vô cùng lớn từ đại dịch Covid-19.
Ngành này đã phải đối mặt với "cú sốc kép". Trong tháng 2/2020, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị đứt nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu là vải, từ Trung Quốc.
Sang đến tháng 3, khi nguồn cung được nối lại thì cũng là lúc dịch bùng phát ở Châu Âu, Hoa Kỳ khiến cho thị trường mua sắm gần như bị đóng băng, các khách hàng liên tiếp đề nghị giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ước tính đơn hàng sẽ giảm khoảng 70% trong tháng 4 - 5 và khả năng phục hồi sẽ chậm cho đến cuối năm.
Tuy nhiên, le lói cơ hội trong đại dịch, một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang xoay sở tìm đường xuất khẩu khẩu trang - mặt hàng vô cùng cần thiết tại nhiều quốc gia thời điểm này.
“Sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng”, đại diện Cục Xuất nhập - Bộ Công Thương nhận định.
Nhu cầu lớn, trong khi đó khẩu trang là một sản phẩm không đòi hỏi đầu tư nhiều, về cơ bản nhà xưởng, thiết bị và công nhân ở các doanh nghiệp dệt may đều có thể làm được khẩu trang.
Vì thế, khả năng sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì hoàn toàn có thể xuất khẩu.
Năng lực có tiến bộ nhưng chưa đủ tầm
Đó là nói về năng lực sản xuất khẩu trang nói chung, mà chủ yếu là khẩu trang vải. Ban đầu các doanh nghiệp hầu như chỉ sản xuất khẩu trang vải. Nay đã sản xuất khẩu trang 2 lớp, trong đó có 1 lớp là vải kháng khuẩn. Nhiều doanh nghiệp đã sản xuất khẩu trang loại vải 3-4 lớp. Ngoài lớp kháng khuẩn có thêm lớp vải kháng khuẩn, chống giọt bắn.
Nguyên liệu sản xuất khẩu trang không quá khắt khe. Trước đây doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn. Nhưng hiện nay, một số doanh nghiệp như công ty Dệt lụa Nam Định đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước. Nếu có thị trường, có khách hàng, năng lực sản xuất hoàn toàn có thể nâng cao hơn. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, nhu cầu và thói quen sử dụng khẩu trang vải không lớn. Khẩu trang mà các quốc gia trên thế giới cần là khẩu trang y tế. Việc sản xuất và xuất khẩu khẩu trang vải ra thế giới còn là một khoảng cách. Cho dù trong mùa đại dịch nhu cầu khẩu trang y tế khan hiếm hơn khẩu trang vải.
Đột biến mang tính thời vụ
Cục Xuất nhập khẩu nhận xét rằng: khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành mặt hàng thiết yếu. Nhưng khi dịch bệnh đi qua, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống, do đây là mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.
“Nếu để coi đây là sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Đã có một vài doanh nghiệp nhận được đơn hàng dài hạn về khẩu trang. Nhưng con số này còn rất ít”. Bộ Công Thương nhận định và lưu ý các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ điều kiện nhập khẩu của các quốc gia Châu Âu về khẩu trang y tế để biết được năng lực sản xuất phù hợp. Hiện các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã tìm kiềm đầu mối để giúp tiêu thụ sản phẩm khẩu trang vải cho doanh nghiệp.
Khẩu trang là một nhu cầu thời vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, sản xuất mặt hàng này cũng là một giải pháp giúp các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt thiệt hại do tạm dừng các đơn hàng dệt may.
Chính phủ cho phép các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và được phép dành 25% để xuất khẩu.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này, nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Đã có một vài doanh nghiệp thông báo nhận được đơn hàng dài hạn về khẩu trang, nhưng con số này còn rất ít.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải cũng cần lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng. Do vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Thanh Nga (TH)/ Sở hữu trí tuệ