Zimbabwe: Mức lạm phát trong tháng 8 lên đến gần 300%

DTVN 15:13 27/09/2019

IMF nhấn mạnh quốc gia châu Phi này sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn kinh tế trong những tháng còn lại của năm 2019, và thậm chí tình hình sẽ còn trầm trọng hơn do tác động của thời tiết khắc nghiệt.

1 USD đổi 16,5 đôla Zimbabwe - Khủng hoảng kinh tế kéo dài 20 năm

Tại châu Phi, ngày 26/9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố lạm phát trong tháng 8 vừa qua tại Zimbabwe, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế trong 20 năm qua, đã tăng vọt lên mức gần 300%, và có nguy cơ nước này quay trở lại siêu lạm phát như những năm 2000.

IMF cho biết, đồng tiền của Zimbabwe đã mất giá mạnh, kể từ tháng 2/2019 đến nay, đồng nội tệ của Zimbabwe đã mất giá mạnh. Tỷ giá hối đoái đã tăng từ 1 đôla Zimbabwe đổi 1 USD lên 16,5 đôla Zimbabwe/1 USD tính đến ngày 23/9, trong khi lạm phát duy trì ở mức cao gần 300% trong tháng 8.

Đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế trong 20 năm qua, đã tăng vọt lên mức gần 300%.

IMF nhấn mạnh quốc gia châu Phi này sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn kinh tế trong những tháng còn lại của năm 2019, và thậm chí tình hình sẽ còn trầm trọng hơn do tác động của thời tiết khắc nghiệt.

Tăng trưởng GDP trong năm 2019 của quốc gia này sẽ sụt giảm xuống mức âm do ảnh hưởng của hạn hán đối với sản xuất điện và nông nghiệp, hậu quả của cơn bão Idai và chính sách củng cố tài chính sẽ làm hạ mức tăng trưởng. IMF kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giải quyết các nguyên nhân của bất ổn kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế và những nỗ lực giải quyết không thành công

Khủng hoảng kinh tế trầm trọng

Zimbabwe đã chìm vào khủng hoảng kinh tế và tài chính kéo dài, khiến hàng triệu người phải rời bỏ đất nước. Tổng thống Emmerson Mnangagwa, người kế nhiệm cựu tổng thống Robert Mugabe vào cuối năm 2017, đã cam kết khôi phục nền kinh tế, nhưng tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thành công.

Zimbabwe phải đối mặt tình trạng thiếu hụt các nhu yếu phẩm cần thiết hằng ngày như bánh mì, thịt gà, dầu ăn, xăng… Nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh cũng trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Quốc gia miền nam châu Phi này cũng thiếu ngoại tệ để mua hàng hóa nhập khẩu.

Zimbabwe phải đối mặt với nạn đói, tình trạng thiếu hụt các nhu yếu phẩm cần thiết hằng ngày như bánh mì, thịt gà, dầu ăn, xăng.

Cuối tháng 11/2018 vừa qua, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thuộc Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, tổ chức này cần bổ sung gấp 75 triệu USD để cứu trợ lương thực cho người dân Zimbabwe. Theo thống kê của WFP, khoảng 28% dân số Zimbabwe thiếu lương thực trầm trọng trong vụ mùa 2018-2019 vừa qua.

Giá tiêu dùng vẫn tăng vọt với tốc độ nhanh. Lạm phát hằng năm hiện ở mức 20,9%. Tiền mặt trở nên khan hiếm, người dân phải xếp hàng dài ngoài các ngân hàng để rút tiền với mức giới hạn.

Cắt 5% lương của Tổng thống và quan chức trong việc giải quyết khủng hoảng

Ðể có thể có thêm các khoản vay mới phục vụ tái xây dựng đất nước, trong tổng số nợ quốc gia lên đến 16,9 tỷ USD, Zimbabwe phải sớm thanh toán khoản nợ gần 2 tỷ USD của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Ðể đối phó khủng hoảng tài chính, chính quyền Harare đã tăng cường nhiều biện pháp quản lý, nhằm xóa bỏ thị trường chợ đen buôn bán ngoại tệ, vốn bị cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Ông Mnangagwa kêu gọi người dân thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng", tập trung giải quyết các thách thức kinh tế nhằm đưa Zimbabwe trở thành đất nước có thu nhập trung bình vào năm 2030 chưa mang lại nhiều kết quả.

Lãnh đạo Bộ Tài chính Zimbabwe cho biết, hiện 90% ngân sách nhà nước đang dành để trả lương cho đội ngũ công chức, và đây được xem là một phần nguyên nhân gây khủng hoảng kinh tế trong hơn 20 năm qua.

Bộ Tài chính Zimbabwe cũng ra thông báo kể từ tháng 1-2019 sẽ cắt 5% lương của Tổng thống và các quan chức cấp cao trong Chính phủ, nhằm giảm gánh nặng ngân sách, cũng như dành tiền đầu tư vào những lĩnh vực cấp thiết của đất nước, trong đó có chăm sóc y tế.

Luật pháp Zimbabwe cũng quy định, các đối tượng buôn bán ngoại tệ bất hợp pháp có thể bị phạt số tiền gấp ba lần số tiền bị tịch thu và đối mặt với án tù lên đến 10 năm. Trong trường hợp giao dịch bất hợp pháp được thực hiện thông qua chuyển khoản, các tài khoản ngân hàng có thể bị đóng băng.

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Zimbabwe: Mức lạm phát trong tháng 8 lên đến gần 300% tại chuyên mục Tin tức quốc tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Tin tức quốc tế
Tin tức mới nhất