Hầu như tất cả các loại hàng hóa dự kiến sẽ bị giảm thương mại trong những tháng tới, thêm vào mức giảm 3% trong quý đầu tiên của năm. Dữ liệu tiết lộ cú sốc lớn đối với nền kinh tế toàn cầu từ đại dịch Covid-19.
|
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên báo cáo sự suy giảm trong thương mại trước khi đóng cửa do chính quyền ở Bắc Kinh đưa ra vào tháng 2. Phần còn lại của thế giới các nước phát triển có sự suy giảm tiếp theo vào tháng 3 khi các động thái đóng cửa tương tự được công bố. Nhiều nhà máy của Trung Quốc đã mở cửa trở lại trong thời gian này, nhưng các báo cáo từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cho thấy một tỷ lệ đáng kể ngành công nghiệp của nước này vẫn còn hoạt động ở mức từ 60% đến 80% công suất.
Trong những ngày gần đây, các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã đưa các thành phố ở phía đông bắc trở đóng cửa trở lại và đóng cửa một số trường học lần thứ hai sau khi phát hiện sự lây nhiễm Covid-19 mới xuất hiện. Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cảnh báo về sự sụt giảm chưa từng thấy trong tăng trưởng GDP toàn cầu là 3% trong năm nay, điều tồi tệ nhất kể từ thời kỳ suy thoái năm 1930s.
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cảnh báo, Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ khởi động lại cuộc chiến thương mại có thể làm suy yếu sự phục hồi từ đại dịch. IMF dự báo sự phục hồi một phần sẽ diễn ra vào năm 2021, nhưng cảnh báo kết quả có thể tồi tệ hơn nhiều, tùy thuộc vào quá trình của dịch bệnh. Các nhà phân tích tại BMO Capital Market cho biết, mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang hoạt động dưới mức trước Covid-19. Châu Âu, Mỹ và phần lớn miền trung và nam Mỹ đang bắt đầu nới lỏng tình trạng đóng cửa, nhưng dự kiến sẽ không đưa tất cả các bộ phận của nền kinh tế trở lại cuộc sống trong vài tháng. UNCTAD cho biết sự sụt giảm trong thương mại toàn cầu đi kèm với sự sụt giảm kỷ lục về giá cả hàng hóa, theo báo cáo đã có sự sụt giảm nhanh chóng kể từ tháng 12 năm ngoái.
Chỉ số giá hàng hóa thị trường tự do (FMCPI), đo lường biến động giá của hàng hóa chính được xuất khẩu bởi các nền kinh tế đang phát triển, đã mất 1,2% giá trị trong tháng 1, 8,5% trong tháng 2 và 20,4% trong tháng 3. Giá nhiên liệu giảm mạnh là nguyên nhân chính của sự sụt giảm sâu, giảm 33,2% trong tháng 3, trong khi giá khoáng sản, quặng, kim loại, thực phẩm và nguyên liệu nông nghiệp giảm xuống dưới 4%. UNCTAD cho biết nếu so sánh, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mức giảm tối đa theo tháng là 18,6%. Vào thời điểm đó, sự suy giảm kéo dài sáu tháng. Đáng lo ngại là thời gian và tổng thể xu hướng giảm giá hiện tại và thương mại toàn cầu vẫn chưa chắc chắn.
Trước khi đại dịch Covid-19 đưa thương mại quốc tế rơi vào suy giảm, khối lượng và giá trị thương mại hàng hóa toàn cầu trong năm 2019 đang có dấu hiệu phục hồi khiêm tốn. Một cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh dường như đã hạ nhiệt sau khi tạm ngừng leo thang về thuế nhập khẩu giữa hai bên. Nhưng các mối đe dọa từ Washington về xung đột mới liên quan đến thuế nhập khẩu đã báo động các nhà đầu tư và làm giảm giá trị thị trường chứng khoán.
Theo Duy Hưng/Báo Công Thương Điện Tử