Tỷ giá USD trong nước hôm nay ngày 19/5
Thị trường trong nước phiên giao dịch 18/5, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.250 đồng/USD và 23.430 đồng/USD.
Tới cuối phiên 18/5, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.250 đồng/USD và 23.430 đồng/USD. Vietinbank: 23.240 đồng/USD và 23.420 đồng/USD. BIDV: 23.270 đồng/USD và 23.450 đồng/USD. ACB: 23.265 đồng/USD và 23.415 đồng/USD.
Hôm nay ngày 19/5, cập nhật lúc 7h30, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 1 USD = 23.323 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.280 đồng (mua) và 23.460 đồng (bán).
|
Tỷ giá USD tại các ngân hàng như sau:
Ngân hàng mua ngoại tệ Đô la Mỹ ($) (USD)
+ Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 22.950 VND
+ Ngân hàng VietinBank đang mua chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.215 VND
+ Ngân hàng HSBC đang mua tiền mặt USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.315 VND
+ Ngân hàng HSBC đang mua chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.315 VND
Ngân hàng bán ngoại tệ Đô la Mỹ ($) (USD)
+ Ngân hàng VietinBank đang bán tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.395 VND
+ Ngân hàng ACB, Đông Á đang bán chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.400 VND
+ Ngân hàng SHB đang bán tiền mặt USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.440 VND
+ Ngân hàng MBBank đang bán chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.430 VND
|
Bảng so sánh tỷ giá USD các ngân hàng trong nước hôm nay ngày 19/5/2020. Nguồn: webgia.com. |
Tỷ giá USD thế giới
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giao dịch ở mức 100,398 giảm 0,11%.
Nhờ có sức mạnh trên diện rộng mới nhất của Đô la Mỹ so với các loại tiền tệ chính khác, chỉ số đồng Đô la Mỹ (DXY) đã nhảy trở lại trên mức 100 và cũng lấy lại mức trung bình động 50 ngày. Điều đó nói rằng, có thể có tiềm năng để Đô la Mỹ tiếp tục tăng.
Ngày 15/5, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật do đảng Dân chủ đề xuất trị giá 3.000 tỷ USD nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Dự luật đề xuất gần 1.000 tỷ USD hỗ trợ chính quyền các bang và địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Dự luật cũng đề xuất 75 tỷ USD cho việc xét nghiệm, thanh toán trực tiếp lên tới 6.000 USD cho mỗi hộ gia đình ở Mỹ, 10 tỷ USD trợ cấp khẩn cấp cho doanh nghiệp nhỏ và 25 tỷ USD cho cơ quan Dịch vụ Bưu chính. Dự luật cũng mở rộng thanh toán thất nghiệp liên bang đến tháng 1 tới.
Một dấu hiệu tích cực là người tiêu dùng Mỹ đã lạc quan hơn trong tháng này. Khảo sát hàng tháng của trường Đại học Michigan cho thấy lòng tin tiêu dùng đã cải thiện, tăng từ 71,8% trong tháng Tư lên 73,7% trong tháng Năm, nhờ những khoản hỗ trợ trực tiếp cho các cá nhân và gia đình.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) đã bơm tiền vào hệ thống tài chính thông qua các nghiệp vụ thị trường mở để duy trì khả năng thanh khoản của thị trường. Khoảng 100 tỷ NDT (14,1 tỷ USD) đã được bơm vào thị trưởng thông qua công cụ cho vay trung hạn (MLF). Khoản tiền trên sẽ phân phối cho các khoản vay có kỳ hạn 1 năm với mức lãi suất 2,95%.
EUR/USD tiếp tục giao dịch đi ngang nhưng một sự đột phá đang ngày càng khả thi khi các nhà giao dịch cân nhắc nỗi lo về đợt nhiễm SARS-CoV-2 thứ hai ở nhiều quốc gia. Tỷ giá EUR/USD lúc 6 giờ 20 phút (giờ VN) sáng nay 18/5 chỉ thay đổi nhẹ và đang ở mức 1,0821.
Trong một thời gian, sự gia tăng các mối quan tâm của Covid-19 đã thúc đẩy một dòng tiền vào các tài sản an toàn như Đô la Mỹ từ các loại tiền tệ vốn được coi là rủi ro hơn, như Euro. Do đó, bất kỳ sự bi quan nào về sự hồi sinh kinh tế sẽ có khả năng khiến EUR/USD bị phá vỡ.
Công cụ MLF được giới thiệu năm 2014 để hỗ trợ các ngân hàng chính sách và thương mại duy trì thanh khoản bằng cách cho phép họ vay từ ngân hàng trung ương sử dụng chứng khoán làm thế chấp.
Tranh cãi mới liên quan đến Huawei đe dọa khiến quan hệ Mỹ - Trung thêm lao dốc. Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này đang "đấu khẩu" gay gắt liên quan đến nguồn gốc virus gây đại dịch Covid-19, đe dọa đến số phận thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết hồi tháng 1-2020.
Mộc Diệp (T/H)/Sở hữu Trí tuệ