Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá tiêu tại thị trường trong nước 4 ngày qua vẫn duy trì mức ổn định 51.500 đồng/kg, tại Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ngưỡng cao nhất là 53.000 đồng/kg và thấp nhất ở Gia Lai và Đồng Nai hiện đang thu mua ở 51.000 đồng/kg.
|
Giá tiêu hôm nay 2/2: Giá tiêu đi ngang ổn định ở mức 51.500 đồng/kg. |
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 51.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 51.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 51.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 53.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 52.500 đồng/kg.
Như vậy giá tiêu hôm nay giữ ổn định tại các vùng trồng trọng điểm.
Bảng giá tiêu hôm nay 2/2 khảo sát tại các khu vực Tây Nguyên và Miền Nam:
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 51,500 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 51,000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 51,500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Giá trung bình | 53,000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Giá trung bình | 52,000 |
ĐỒNG NAI | |
— Giá trung bình | 51,000 |
Giá tiêu hôm nay 2/2 bao nhiêu tiền 1 kg?Giá tiêu hôm nay 2/2 duy trì mức ổn định 51.500 đồng/kg, tại Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ngưỡng cao nhất là 53.000 đồng/kg và thấp nhất ở Gia Lai và Đồng Nai hiện đang thu mua ở 51.000 đồng/kg. |
Giá tiêu thế giới hôm nay 2/2
Giá tiêu thế giới hôm nay 2/2 giảm nhẹ so với 1 ngày trước đó, ghi nhận lúc 0h15 ngày 2/2 (giờ Việt Nam), giá hồ tiêu thế giới giao ngay trên sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) giảm 83,35 Rupee/tạ, giao dịch ở 34.500 Rupee/tạ.
|
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 28/1/2021 đến ngày 3/2/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 317,5 VND/INR.
Dự báo giá tiêu
Theo Nedspice (trụ sở ở Hà Lan), sản lượng hạt tiêu thế giới năm 2019 giảm lần đầu tiên sau mấy năm liên tiếp tăng, chủ yếu do thời tiết bất lợi. Cụ thể, sản lượng thấp hơn 74.000 tấn so với năm 2018. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn cao hơn khoảng 60.000 - 70.000 tấn so với nhu cầu.
Về xuất khẩu hạt tiêu, theo IPC, năm 2019, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thế giới với 215.000 tấn (bao gồm cả xuất khẩu tiêu dự trữ từ năm trước); Brazil xuất khẩu khoảng 57.600 tấn, Indonesia 37.000 tấn, Sri Lanka 20.200 tấn, Ấn Độ 17.000 tấn, Malaysia 14.000 tấn và Trung Quốc 1.000 tấn.
Sản lượng hạt tiêu Việt Nam vẫn cao nhất trong số các nước sản xuất, theo tính toán của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC).
Brazil ước tính là nước sản xuất lớn thứ 2 với 67.000 tấn trong năm 2019, bao gồm 64.000 tấn tiêu đen và 3.000 tấn tiêu trắng.
Indonesia ước tính giữ vị trí nước sản xuất lớn thứ 3 với 25.000 tấn tiêu đen và 40.000 tấn tiêu trắng. Lý do bởi nhiều vườn tiêu ở các khu vực trồng tiêu chính không đầu tư nhiều cho loại cây này khi giá trên thế giới giảm thấp. Người trồng tiêu Indonesia đã không mặn mà với loại cây này từ mấy năm nay.
Sản lượng hạt tiêu Ấn Độ giảm so với năm trước, chỉ đạt khoảng 45.000 tấn tiêu đen và 1.500 tấn tiêu trắng.
Theo các chuyên gia, nhu cầu hồ tiêu toàn cầu vào khoảng 510.000 tấn/năm và bình quân mỗi năm chỉ tăng 2-3%, trong khi sản lượng lại tăng 8-10% (năm 2018 đạt 557.000 tấn, năm 2019 đạt 602.000 tấn, năm 2020 đạt khoảng 660.000 tấn)
Dự báo đến năm 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do vậy, giá tiêu có thể vẫn còn bấp bênh trong nhiều năm nữa.