Cập nhật giá cà phê hôm nay ngày 3/12
Hôm qua 2/12, giá cà phê nguyên liệu Tây Nguyên đi ngang ở mức 32.900 - 33.300 đồng/kg, mức giá giữ nguyên tại hầu hết các địa phương, chỉ tăng nhẹ ở Pleiku - Gia Lai. Sang hôm nay 3/12, giá cà phê giao động ở mức 33.300 - 33.300 đồng/kg.
Mức giá tại Di Linh hôm qua là 32.900 đồng/kg sang hôm nay đã tăng nhẹ 100 đồng/kg, kéo mức giá chung tại Tây Nguyên cao hơn so với hôm qua.
|
Bảng giá cà phê cập nhập hôm nay ngày 3/12. Nguồn: Tintaynguyen.com. |
Cụ thể:
Mức giá cao nhất ghi nhận tại Cư M'gar - Đắk Lắk và Pleiku - Gia Lai là 33.300 đồng/kg. Hôm qua Pleiku - Gia Lai, giá cà phê đã tăng lên mức ngang với Cư M'gar - Đắk Lắk tại mức 33.300 đồng/kg.
Tiếp sau là Buôn Hồ, Ea H'leo - Đắk Lắk, Gia Nghĩa - Đắk Nông, Đắk Hà - Kon Tum với mức giá 33.200 đồng/kg.
Mức giá cà phê thấp nhất là Di Linh - Lâm Đồng hôm qua ở mức 32.900 đồng/kg. Sang hôm nay giá nhỉnh lên 100 đồng/kg, hiện tại đang ở mức 33.000 đồng/kg.
Mức giá tại Lâm Hà đang cao nhất tại Lâm Đồng, nhỉnh hơn Di Linh và Bảo Lộc 100 đồng/kg, đang ở mức 33.100 đồng/kg.
Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ từ Việt Nam ở mức thấp, đạt 1.644 USD/tấn, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2018. Giá cà phê thế giới hôm nay 2/12 nhìn chung vẫn không có quá nhiều sự thay đổi.
Thị trường thế giới
Trước những khó khăn khi giá cà phê liên tục giảm trong những năm vừa qua, tại phiên họp thứ 125 của Hiệp hội cà phê Thế giới (ICO), đại diện ngành cà phê các nước xuất khẩu và nhập khẩu trên thế giới, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân đã họp bàn tại London để thống nhất các hành động chung.
Các nhà rang xay và thương nhân hàng đầu đã ký một tuyên bố lịch sử về sự bền vững kinh tế của ngành cà phê thế giới.
|
Đây là lần đầu tiên tất cả bên liên quan về cà phê hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới, đồng ý cùng với các đại diện của Chính phủ thể hiện cam kết mạnh mẽ cùng thực hiện các giải pháp cho sự phát triển bền vững, toàn diện của ngành cà phê theo tinh thần giá trị chung và quyết tâm để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, thêm một điều đáng lưu tâm là sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam thiếu thương hiệu, nên chưa được người tiêu dùng nước ngoài biết đến, mà phải thông qua các doanh nghiệp trung gian nước ngoài hoặc gia công chế biến cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài.
Ví dụ như chỉ một số ít bộ phận người dân Hàn Quốc biết đến thương hiệu cà phê hòa tan G7 của Việt Nam. Tuy thị phần cà phê Việt Nam đứng thứ hai tại Hàn Quốc, người tiêu dùng nước này hầu như chưa biết đến các thương hiệu cà phê Việt Nam.
Điều này cho thấy, chưa có nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam xây dựng được thương hiệu tại thị trường Hàn Quốc, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đối thủ nước ngoài tại thị trường này rất gay gắt.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ