Dự thảo được Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm của Ấn Độ (FSSAI) xây dựng. Theo đó, Dự thảo quy định các yêu cầu khai báo thông tin về chất tạo ngọt và các thông tin cảnh báo được đề cập trên bao bì (tùy theo loại chất tạo ngọt được sử dụng), cụ thể: Không nên dùng cho người bị phenylketonurics; cho trẻ em bị rối loạn,co giật; bà mẹ mang thai và cho con bú (nếu bổ sung thêm Aspartame); Không nên dùng cho trẻ em; bà mẹ mang thai và cho con bú ”(nếu bổ sung Acesulfame kali); Không nên dùng cho người bị phenylketonurics; cho trẻ em; bà mẹ mang thai và cho con bú (nếu thêm muối Aspartame-acesulfame); Không nên dùng cho trẻ em (nếu thêm Saccharins).
|
Mục đích của quy định nhằm sửa đổi tờ khai nhãn trên bao bì thực phẩm được phép chứa chất tạo ngọt nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.
Cùng với đó, Thụy Điển gửi thông báo số G/TBT/N/SWE/137 đến các nước thành viên WTO quy định áp dụng cho nhiên liệu lỏng và khí dùng trong vận tải đường bộ.
Quy định được Cơ quan Năng lượng Thụy Điển xây dựng (STEMFS 2020, quy định các yêu cầu đối với nhà cung cấp nhiên liệu).
Cụ thể, các nhà cung cấp nhiên liệu lỏng và khí phải thông tin cho người tiêu dùng về phát thải khí nhà kính, nguồn cung cấp về hàm lượng sinh học và nguồn gốc của nguyên liệu sinh học bằng cách trình bày tại trạm nhiên liệu và trên trang web của nhà cung cấp.
Mục đích của quy định nhằm cung cấp thông tin và kiến thức cho người tiêu dùng nhờ đó họ có sự so sánh, đánh giá tác động đến môi trường và khí hậu của các loại nhiên liệu khác nhau từ đó tăng cường lựa chọn các loại nhiên liệu ít có tác động đến môi trường hơn.
Theo Chất lượng Việt Nam online