Ở Việt Nam, sự xuất hiện của những "hiện tượng" như VinShop cũng đang mở ra một năm 2021 đầy hứa hẹn.
2020 là một năm đặc biệt của kinh tế toàn cầu. Giãn cách, tái cơ cấu, chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong năm qua. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề trong khi giao thương giữa các nước bị đình trệ vì đại dịch. Tuy nhiên, một trong những điểm sáng hiếm hoi trong năm chính là sự phát triển của kinh tế Internet (e-economy) và Đông Nam Á là một trong những khu vực năng động nhất.
|
Kinh tế Internet tăng trưởng đột biến tại Đông Nam Á |
Đại dịch Covid-19 khiến hành vi tiêu dùng thay đổi, góp phần thúc đẩy kinh tế Internet Đông Nam Á tăng trưởng ấn tượng 5%,theo Tech in Asia. Tổng giá trị giao dịch trong khu vực đạt 105 tỷ USD. Cũng trong năm 2020, có đến 400 triệu người, tương đương 70% dân số Đông Nam Á online, tăng 40 triệu người so với 2019. Với những con số ấn tượng này, Đông Nam Á chính là thị trường Internet tăng trưởng nhanh nhất thế giới về lượng người dùng (11%), theo báo cáo của Google, Temasek và Brain & Company.
Kinh tế Internet - Điểm sáng tại Đông Nam Á trong năm 2020 - 1Nhấn để phóng to ảnhKinh tế kinh tế Internet tại Đông Nam Á trở thành điểm sáng giữa bối cảnh dịch bệnh.
Theo CNBC, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng kinh tế Internet thì không. Thậm chí, đại dịch còn thúc đẩy người dân sử dụng các dịch vụ số nhiều hơn. Theo thống kê tại Đông Nam Á, cứ 3 người thì có 1 người đã thử các dịch vụ trực tuyến lần đầu tiên trong năm qua. Giáo dục trực tuyến (55%), thực phẩm (47%) và dịch vụ cho vay (44%) được hưởng lợi nhiều nhất từ nhóm người này. CNBC dự đoán, tổng giá trị giao dịch tại Đông Nam Á (GMV) trong lĩnh vực kinh tế Internet sẽ vượt mốc 300 tỷ USD trong năm 2025.
Và tại thị trường Đông Nam Á, Việt Nam chính là quốc gia có tỷ lệ gia tăng dịch vụ tiêu dùng trực tuyến lớn nhất, sau đó đến Indonesia và Philippines. Theo báo cáo của Google, Temasek và Brain & Company, tổng giá trị giao dịch (GMV) của nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 14 tỷ USD trong năm 2020, tăng 16,7% so với năm 2019.
Cũng theo báo cáo này, đến năm 2025 kinh tế Internet Việt Nam có khả năng đạt tổng giá trị giao dịch 52 tỷ USD. Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp số tại Việt Nam. Để nắm bắt cơ hội, đã có hàng loạt các doanh nghiệp lớn cũng như startup tham gia mạnh mẽ vào thị trường màu mỡ này.
|
VinShop đón đầu xu hướng kinh tế Internet tại Việt Nam |
Trong xu hướng phát triển chung của khu vực, có khá nhiều "hiện tượng" xuất hiện, mở ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Internet Việt Nam và VinShop là một trong những cái tên tiềm năng nhất. Là "con cưng" của tập đoàn One Mount Group (thành viên Tập đoàn Vingroup), cùng đối tác hùng mạnh là ngân hàng Techcombank, VinShop được kỳ vọng sẽ dùng công nghệ thay đổi nền bán lẻ Việt Nam bằng cách "nâng cấp" hệ thống quản lý hàng hóa và trải nghiệm mua sắm của hơn 1,4 triệu tiệm tạp hóa trong nước.
Kinh tế Internet - Điểm sáng tại Đông Nam Á trong năm 2020 - 2Nhấn để phóng to ảnhVinShop hưởng tới thị trường giàu tiềm năng - với hơn 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa tại Việt Nam.
VinShop là sản phẩm công nghệ có vai trò kết nối cung ứng hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất tới chủ cửa hàng tạp hóa. Ứng dụng này giúp chủ tạp hóa tiếp cận nguồn hàng phong phú, giá cả minh bạch cùng các chương trình ưu đãi hấp dẫn, đặt hàng tiện lợi trong vòng 24h (kể cả cuối tuần, ngày lễ).
Cách làm của VinShop được các chuyên gia đánh giá là phù hợp với xu thế của thị trường, trong khi nhiều báo châu Á nhận định họ đã đánh trúng vào một thị trường vô cùng nhiều tiềm năng. Kết quả ban đầu của VinShop rất hứa hẹn, hơn 55.000 tiệm tạp hóa đã tham gia liên kết chỉ sau gần 3 tháng ra mắt (5/10/2020).
Để có được kết quả này, VinShop đã tung ra hàng loạt giải pháp đồng bộ như cung cấp công cụ quản lý bán hàng miễn phí trọn đời (trị giá hàng chục triệu đồng), gói hỗ trợ tài chính lên đến 70 triệu đồng, miễn lãi trong vòng 40 ngày cho chủ tạp hóa. Đây đều được xem là các giải pháp "gãi đúng chỗ ngứa" cho các chủ tạp hóa, vốn không mạnh về vốn và giải pháp quản lý cửa hàng.
Với người tiêu dùng, sự lớn mạnh của VinShop kèm mô hình B2B2C (Business to Business to Consumers) giúp họ thanh toán thuận tiện hơn qua ví điện tử VinID Pay. Động thái này sẽ đẩy nhanh xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Gặt hái được những thành công bước đầu nhờ "lên đời công nghệ" cho các tạp hóa, bà Trương Quỳnh Phương - Giám đốc phát triển Kinh doanh One Mount Group tiết lộ, VinShop đã mạnh dạn đặt mục tiêu cho năm 2021 đạt tổng giá trị giao dịch (GMV) lên tới 1 tỷ USD. Con số này bằng 7% so với tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường kinh tế Internet Việt Nam năm 2020. Nó cho thấy mục tiêu lớn của VinShop. Nếu đạt được giá trị giao dịch này, VinShop từ một startup thành lập cuối năm 2020 có thể vươn mình trở thành một "ông lớn" trên thị trường chỉ sau một năm.
Với xu hướng phát triển của kinh tế Internet hiện nay, thị trường cũng đang chờ đợi "những VinShop" mới xuất hiện vào năm 2021, mang đến những đột phá cho thị trường. Tờ Nikkei cho rằng, sau một năm 2020 gặp khó khăn nhất định vì Covid-19, 2021 rất có thể sẽ là năm bùng nổ của kinh tế Internet.
Nguyễn Triệu - sở Hữu Trí Tuệ