Công ty bầu Đức tiếp tục chìm trong thua lỗ nguyên nhân do đâu?

DTVN 14:21 01/08/2020

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) vừa công bố báo cáo tài chính với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý II lỗ thuần 94 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh.

Vay và nợ thuê tài chính tăng mạnh

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) vừa công bố báo cáo tài chính với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý II đạt 647 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, giá vốn tăng cao hơn doanh thu khiến biên lãi gộp trong quý sụt giảm, chỉ thu về 125 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm tương ứng 18%.

Số lợi nhuận gộp này cùng với hơn 267 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính không đủ bù đắp các chi phí phát sinh (lãi vay, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp) khiến công ty của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) lỗ thuần 94 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh.

Cùng với chi phí vận chuyển, chi phí lãi vay cao là nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh hợp nhất của Hoàng Anh Gia Lai thua lỗ trong quý II và nửa đầu năm 2020.

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) vừa công bố báo cáo tài chính với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý II đạt 647 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, giá vốn tăng cao hơn doanh thu khiến biên lãi gộp trong quý sụt giảm, chỉ thu về 125 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm tương ứng 18%.

Số lợi nhuận gộp này cùng với hơn 267 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính không đủ bù đắp các chi phí phát sinh (lãi vay, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp) khiến công ty của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) lỗ thuần 94 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh.

Sau khi hợp nhất cùng một số hoạt động kinh doanh khác, HAGL ghi nhận khoản lỗ 62 tỷ đồng trước thuế trong quý II. Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế Thu nhập doanh nghiệp cũng âm gần 65 tỷ đồng.

Khoản lỗ trong quý gần nhất cũng nối dài chuỗi thua lỗ của HAGL lên quý thứ 5 liên tiếp. Tuy nhiên, so với số lỗ trước và sau thuế cùng kỳ năm 2019, khoản lỗ quý II năm nay chỉ tương đương 1/11.

Tính chung 6 tháng đầu năm, HAGL đạt tổng cộng 1.483 tỷ đồng doanh thu, tăng 60% so với cùng kỳ. Trong đó, 82% số thu đến từ mảng trái cây, còn lại là các mảng bán mủ cao su, bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ khác.

Dù tiết giảm được đáng kể chi phí lãi vay (-19%), chi phí quản lý doanh nghiệp (-53%), chi phí bán hàng của công ty vẫn tăng 53%. Kết quả, đại gia nông nghiệp phố núi vẫn lỗ trước thuế 130 tỷ đồng sau nửa năm, số này đã giảm 81% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhập là âm 132 tỷ, lỗ sau thuế thuộc về công ty mẹ là 48 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2019 trước đó, HAGL phát sinh khoản lỗ lớn chủ yếu do phát sinh chi phí đánh giá lại các tài sản không hiệu quả và điều chỉnh đầu tư vườn cây cao su, cọ dầu do chuyển đổi mục đích trồng cây ăn trái. Nửa đầu năm nay do không phát sinh chi phí này nên hoạt động kinh doanh của công ty có phần tích cực hơn trên báo cáo tài chính.

Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản cân đối nguồn vốn của HAGL đạt khoảng 40.300 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả chiếm trên 60%, tương đương 24.340 tỷ.

Cũng trong nửa năm qua, vay và nợ thuê tài chính của doanh nghiệp này đã tăng gần 3.200 tỷ, lên mức 17.900 tỷ đồng. Chính khoản nợ vay hàng chục nghìn tỷ này khiến mỗi năm HAGL đều phải chi ra hàng nghìn tỷ chỉ để trả tiền lãi.

Nửa năm vừa qua, tập đoàn này cũng phải chi gần 556 tỷ đồng chỉ để trả lãi vay, tương đương mức bình quân gần 3,1 tỷ mỗi ngày.

Theo đại diện doanh nghiệp, cũng chính chi phí lãi vay và chi phí vận chuyển cao trong kỳ khiến công ty ghi nhận khoản lỗ trong quý II và nửa đầu năm 2020.

Cơ cấu nợ vay của HAGL chủ yếu bao gồm 3 nhóm vay ngân hàng, vay qua trái phiếu và vay tổ chức, cá nhân khác.

Trong đó, vay ngân hàng hiện chiếm khoảng 5.271 tỷ đồng, chủ nợ lớn nhất là BIDV với dư nợ cho vay hơn 1.700 tỷ tại thời điểm cuối tháng 6. Xếp sau là các nhà băng HDBank cho vay 1.092 tỷ; Ngân hàng Lào Việt cho vay 1.052 tỷ; Sacombank cho vay 752 tỷ; TPBank cho vay 675 tỷ…

Các khoản vay qua trái phiếu hiện ở mức 7.365 tỷ đồng. Trái chủ lớn nhất là BIDV và Công ty CP Chứng khoán BIDV với tổng số trái phiếu đã thu xếp phát hành là 5.876 tỷ.

Điểm lại, sau khi thoái sạch vốn tại thủy điện, bò, ớt… để tập trung phát triển mảng chủ lực là cây ăn trái. Tính đến cuối năm 2019, hoạt động kinh doanh của HAGL ngoài cây ăn trái, bầu Đức vẫn còn giữ lại vườn cao su (dự kiến năm 2022 sẽ khai thác toàn bộ tổng diện tích 31.085 ha), mảnh bệnh viện (mảng này đang có lợi nhuận dù không nhiều).

Mảng tiêu tốn rất nhiều tiền của nhưng là đam mê của người dẫn đầu

"Gần 20 năm làm bóng đá tốn rất nhiều tiền, khoảng 2.000 tỷ đồng chứ không ít" - Ông Đoàn Nguyên Đức, hay vẫn thường được gọi là bầu Đức, chia sẻ trong ngày khai trương cửa hàng thứ 100 của chuỗi cà phê ông Bầu mới đây.

Vốn vẫn luôn xuất hiện cùng với những con số hàng nghìn tỷ, nhưng là trong hoạt động kinh doanh bất động sản khi xưa và trong nông nghiệp quy mô lớn hiện tại, nên dù biết bầu Đức đam mê bóng đá thì con số 2.000 tỷ cũng khiến cho những người quan tâm bất ngờ.

Tính ra, ông bầu này chi mỗi năm tới 100 tỷ đồng cho tình yêu của mình, tương đương với gia tài cả đời của nhiều đại gia khác.

Từ 2.000 tỷ của bầu Đức, một doanh nhân cũng cá tính không kém được nhắc đến là ông Nguyễn Tử Quảng. Ông Quảng từng chia sẻ, 10 năm dấn thân vào lĩnh vực Smartphone, BKAV tiêu hết 1.000 tỷ đồng. Bình quân, mỗi năm chi 100 tỷ đồng tiền mặt cho hoạt động nghiên cứu phát triển để chiếc Bphone được ra đời với niềm tự hào là sản phẩm điện thoại thông minh thương hiệu Việt.

Nhưng 100 tỷ đồng/năm không phải là "cái giá" duy nhất mà bầu Đức và ông Quảng phải trả cho đam mê. Nó còn là vô số áp lực dư luận và sự nghi ngờ dành cho 2 doanh nhân khác người.

Mộc Diệp(T/H)/ Sở hữu trí tuệ

Bạn đang đọc bài viết Công ty bầu Đức tiếp tục chìm trong thua lỗ nguyên nhân do đâu? tại chuyên mục Kinh doanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Kinh doanh
Tin tức mới nhất