Nhóm ngành khu công nghiệp được cho là khả quan nhất khi có nhiều thông tin hỗ trợ tích cực như làn sóng đón làn sóng đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam, như việc Việt Nam nhanh chóng khống chế dịch bệnh giai đoạn đầu, mở ra cơ hội đón các doanh nghiệp ngoại vào đầu tư, như là nơi được xem là điểm đến khá an toàn cho các nhà đầu tư...
Điểm qua những doanh nghiệp ngành khu công nghiệp trên sàn cũng có thể thấy nhiều sự khác biệt. Có những doanh nghiệp trụ vững, tiếp tục tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận. Có những doanh nghiệp khó khăn chồng chất, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm.
Bất chấp khó khăn nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận quý 2 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ
Trước hết, nếu xét về chỉ tiêu lợi nhuận quý 2 so với quý 1 đầu năm 2020 đã có nhiều khác biệt. Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) gây nhiều bất ngờ nhất khi quý 2 lãi sau thuế 371 tỷ đồng, gần gấp 8 lần lợi nhuận đạt được trong quý 1. Lợi nhuận quý 2 của Sonadezi cũng tăng trưởng 52% so với quý 1.
Những doanh nghiệp có lợi nhuận quý 2 tăng mạnh so với quý 1 còn phải kể đến Idico (IDC), ITA và KCN Tín Nghĩa (TIP).
Những doanh nghiệp có lợi nhuận quý 2 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ phải kể đến như Đầu tư Sài Gòn VRG (mã chứng khoán SIP) với lợi nhuận quý 2 tăng 151% so với cùng kỳ, trở thành doanh nghiệp ngành khu công nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhất trong quý 2 vừa qua.
Bất chấp khó khăn, doanh thu quý 2 của Sài Gòn VRG cũng chỉ giảm nhẹ từ 1.120 tỷ đồng xuống 1.093 tỷ đồng, trong khi đó công ty hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, hoàn nhập chi phí dự phòng dẫn đến lợi nhuận tăng mạnh 151% lên trên 370 tỷ đồng. Nâng tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm lên 418 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm 2019. Con số này cũng giúp Sài Gòn VRG vượt 74% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm chỉ sau 6 tháng.
Những doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý 2 còn có Sonadezi (SNZ) và Long Hậu (LHG) và KCN Tín Nghĩa (TIP). Trong đó Sonadezi báo lãi quý 2 đạt 411 tỷ đồng – số lãi cao thứ 2 theo quý trong nhiều năm trở lại đây – chỉ thua số lãi 438 tỷ đồng đạt được trong quý 4/2019.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lãi ròng của Công ty lần lượt đạt 274 tỷ đồng và 125 tỷ đồng, tương ứng tăng 151% và 155% so cùng kỳ. Theo thuyết minh của Công ty, doanh thu nửa đầu năm chủ yếu đến từ doanh thu cho thuê đất và phí quản lý (gần 87%), đạt 237 tỷ đồng, và gấp hơn 3 lần cùng kỳ; ngoài ra, doanh thu kinh doanh thu phí đường bộ vẫn duy trì ở mức 31 tỷ đồng, chiếm hơn 11% doanh thu. Cả 2 mảng doanh thu này đều đạt được tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn 55% trong quý 2/2020.
Tại thời điểm cuối quý 2, tổng tài sản của Công ty đạt 3,337 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm, chủ yếu do Công ty tăng tài sản dở dang dài hạn. Cụ thể, đây là chi phí xây dựng cơ bản dở dang của 5 dự án mà Sonadezi Châu Đức đảm nhận với Dự án Khu Công Nghiệp, Khu đô thị Châu Đức chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 95%), bao gồm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí chuẩn bị đầu tư, tư vấn, xây dựng.
Nợ phải trả của SZC tại ngày 30/06/2020 đạt 2,133 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm, đến từ việc nợ ngắn hạn tăng mạnh 55% lên 691 tỷ đồng (chủ yếu do người mua trả tiền trước và phải trả ngắn hạn khác tăng). Hiện, vay và nợ thuê tài chính (ngắn hạn và dài hạn) của Công ty vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong nợ phải trả (gần 46%), đạt 978 tỷ đồng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) trong quý 2 ghi nhận dương 125 tỷ đồng, gấp hơn 1.7 lần mức lãi ròng của Công ty. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tiền thuần từ HĐKD của SZC đạt 252 tỷ đồng.
|
Ngược lại nhiều doanh nghiệp lợi nhuận giảm sút mạnh so với cùng kỳ
Bên cạnh những doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, vẫn còn đó nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận giảm sút mạnh so với cùng kỳ. Trong đó, điển hình như LDG – doanh nghiệp thường xuyên lãi cả trăm tỷ trước đó bất ngờ chững lại từ đầu năm 2020 với tổng lãi chưa đến 3 tỷ đồng kể từ đầu năm. Trong khi đó năm 2019 LDG lãi sau thuế xấp xỉ 600 tỷ đồng. Hay Kinh Bắc City (KBC) lãi quý 2 vỏn vẹn 15 tỷ đồng, nâng tổng lợi nhuận 6 tháng đầu năm lên xấp xỉ 110 tỷ đồng – giảm sâu so với số lãi hơn 510 tỷ đồng đạt được nửa đầu năm ngoái.
Kể cả "ông lớn" Becamex IDC (BCM) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt hơn 248 tỷ đồng, giảm 65% so với số lãi hơn 710 tỷ đồng đạt được quý 2/2019. Đây cũng là số lãi thấp nhất theo quý công ty đạt được từ khi lên sàn.
Tổng LNST 6 tháng đầu năm 2020 của Becamex IDC đạt 680 tỷ đồng – giảm sâu so với con số hơn 1.320 tỷ đồng đạt được nửa đầu năm ngoái. Và chính điều này cũng làm cho Becamex IDC không được ghi danh vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2020 ngay từ quý 2 như năm 2019.
Mới đây nhất, Becamex IDC đã được Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận niêm yết toàn bộ hơn 1 tỷ cổ phiếu trên HoSE. Becamex IDC đã công bố bản cáo bạch niêm yết, chờ ngày hủy đăng ký giao dịch trên Upcom và chuyển sàn niêm yết.
Tổng công ty Idico (IDC), ITA, Nam Tân Uyên, IJC và Đầu tư VRG cũng đều nằm trong danh sách những doanh nghiệp ghi nhận lãi quý 2 sụt giảm so với cùng kỳ.
Mộc Diệp(T/H)/ Sở hữu trí tuệ