Thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành giáo dục – Xu thế tất yếu

DTVN 08:29 23/10/2019

Dịch vụ thu hộ từ các ngân hàng giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và tăng tính an toàn sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành giáo dục.

Đầu tiên là thói quen sử dụng tiền mặt, đây là rào cản lớn nhất khi triển khai sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói riêng.

Thứ hai là sự không đồng bộ trong ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường học, giữa các địa bàn. Do đó, dịch vụ thu hộ của ngân hàng theo giải pháp tự động kết nối phần mềm thanh toán hóa đơn với trường học chỉ phù hợp với số lượng ít các trường đại học quy mô lớn.

Thứ ba, ngân hàng phải đầu tư giải pháp công nghệ và mạng lưới đủ lớn để hệ thống thu/ nộp học phí/ hóa đơn đa kênh thuận tiện cho người nộp, giúp việc thu nộp qua ngân hàng đem lại hiệu quả rõ rệt tới cả trường học và phụ huynh học sinh.

Ảnh minh họa.

Trong lĩnh vực giáo dục, thanh toán qua ngân hàng sẽ giúp phụ huynh học sinh nộp các khoản phí của nhà trường một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua các công cụ như internet banking, ATM hay POS… Người thu là các nhà trường cũng sẽ dễ dàng quản lý các khoản phải thu thông qua các báo cáo thu hộ do ngân hàng cung cấp, tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro phát sinh trong các giao dịch tiền mặt như thừa thiếu, nhầm lẫn, tiền giả, tiền kém chất lượng…

Theo đại diện BIDV, một ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp giải pháp thanh toán học phí không dùng tiền mặt cho hàng nghìn cơ sở đào tạo, để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị đào tạo, ngân hàng cần có giải pháp tổng thể phù hợp với đa dạng các loại hình đào tạo, cấp học (Đại học, PTTH, THCS, Mầm non) để thúc đẩy thanh toán không cần tiền mặt.

Về phía BIDV, giải pháp thu hộ học phí của BIDV được thiết kế dựa trên tự động hóa giảm thiểu thời gian xử lý tác nghiệp của nhà trường và ngân hàng, sử dụng hình thức kết nối dữ liệu trực tiếp giữa nhà trường và ngân hàng, phù hợp với các trường Đại học, Cao đẳng. Bên cạnh đó, BIDV cũng đã cung cấp gói giải pháp thu hộ không cần kết nối phần mềm với nhà trường trên ứng dụng BIDV iBank, phù hợp với các khối trường PTTH, THCS, mầm non, đồng thời cung cấp hệ thống báo cáo thu hộ phù hợp với nhà trường.

Về chính sách giá phí và ưu đãi, để thay đổi thói quen không dùng tiền mặt, BIDV đã đưa ra các gói ưu đãi tới cả trường học và người nộp học phí khi giao dịch tại BIDV.

Về mạng lưới, bên cạnh hình thức giao dịch thuận tiện trên kênh ngân hàng số ( BIDV SmartBanking, BIDV Online, Thẻ, POS..), phụ huynh/sinh viên có thể giao dịch tại hơn 1.000 điểm giao dịch của BIDV tại khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Một thuận lợi của ngân hàng đó là theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ, một trong các nhiệm vụ để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc đó là đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Theo đó, các trường học, bệnh viện, công ty điện……phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện… bằng phương thức không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.

Với giải pháp phù hợp từ phía các ngân hàng như BIDV, trong thời gian tới việc thu/nộp học phí không dùng tiền mặt được kỳ vọng sẽ được áp dụng rộng khắp tại các tỉnh thành trên cả nước, đem lại sự thuận tiện cho cả các trường học và phụ huynh, sinh viên.

Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục sẽ góp phần thúc đẩy hình thành thói quen của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thị trường, đồng thời phù hợp với chủ trương của nhà nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 6422/NHNN-TT yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện một số công việc để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công.

Đồng thời, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho phép ghi nhận thông tin cần thanh toán (số tiền, mã hồ sơ/khách hàng...) để người sử dụng truy cập các ứng dụng trên internet, mobile và thực hiện trả tiền thông qua các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích của ngân hàng tương tự như việc thanh toán hóa đơn tiền điện, cước viễn thông...

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu, áp dụng chính sách phí dịch vụ thanh toán hợp lý và triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mại.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố đề xuất giải pháp với UBND tỉnh, thành phố và phối hợp với các sở, ban ngành và tổ chức cung ứng dịch vụ công trên địa bàn áp dụng các phương án triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công, như trường học, bệnh viện và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thông báo số tài khoản của đơn vị mình mở tại ngân hàng để tổ chức, cá nhân chuyển tiền thanh toán dịch vụ công bằng các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng đang cung ứng (chuyển tiền qua mobile, thanh toán qua các kênh ngân hàng điện tử...).

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ công trên địa bàn (cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan Bảo hiểm xã hội, công ty nước sạch, điện lực, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính...) xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng có khả năng kết nối với phần mềm ứng dụng của các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để tổ chức, cá nhân sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công.

Theo Thu Hoài/Thời Báo Chứng Khoán

Bạn đang đọc bài viết Thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành giáo dục – Xu thế tất yếu tại chuyên mục Đời sống – Xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Đời sống – Xã hội
Tin tức mới nhất