Xuân đến cũng là mùa cây cối phát triển đâm trồi nảy lộc sau mùa đông lạnh giá, đúng vào lúc giao thừa xuất hành hái lộc sẽ đem lại niềm vui và hy vọng mọi điều cho bản thân và gia đình một năm mới, ấm no, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn .
Theo phong tục xưa, cứ đêm giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết, người dân đến đình chùa, đền phủ để hái một cành lộc non mang về với ý nghĩa xin cành lộc nhỏ ở chốn linh thiêng để rước tài lộc, may mắn về nhà.
|
Cách hái lộc đêm Giao thừa để gia đình may mắn, an lành cả năm |
Hái lộc đầu xuân lúc nào? Ở đâu?
Khi lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người thường kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp này người ta thường xin quẻ đầu năm.
Hái lộc từ những cây gì?
Cây trong bộ tứ linh: Đa, sung, xanh, si) được xếp cùng chi, họ hàng mật thiết với nhau cùng có nhựa và mủ giữ nước và kéo dài sự sống.
Cây bộ tứ quý: Tùng, cúc, trúc mai là những cây nằm trong bộ tứ quý, những cây này nằm trong bốn bộ thực vật khác nhau, chúng đều là những cây có khả năng sinh trưởng và tái sinh mạnh. Tuy nhiên vì chúng không có mủ và nhựa nên khả năng chịu đựng của nó kém hơn so với bộ tứ linh.
|
Lộc xuân được hái từ những cây đa, sung, xanh, si |
Cách hái lộc
Hái lộc vào đêm giao thừa sẽ mang lại nhiều niềm vui, may mắn và hy vọng về một cuộc sống gia đình hạnh phúc, ấm no, tuy nhiên khi đi hái lộc bạn không được bẻ cành hay là mang dao đi để chặt lộc.
Bẻ lộc nhiều và to không phải là tốt vì sẽ làm hỏng cây. Vì thế mỗi người chỉ nên chọn một cành nhỏ có lá xanh, lá non và có hoa càng tốt để mang về nhà.
Đặt lộc sau khi hái
Sau khi hái lộc mang về bạn nên đặt ở những nơi trang trọng như gian chính diện hoặc bên cạnh bàn thờ. Với những loại có nhựa, mủ có khả năng chịu khô hạn giỏi chỉ cần khí ấm đầu xuân cũng đủ giúp chúng tươi lâu. Còn loại cây không có nhựa, mủ thì cắm trong bình, lọ có nước có pha thêm chất dinh dưỡng để lộc được tươi lâu hơn.
Theo Giáo dục Thời đại