Trước đó, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Thủ tướng đã được ký ban hành ngày 30-12-2019 và có hiệu lực ngày 1-1-2020.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã hiện thực hóa quy định cấm người đã uống rượu, bi tham gia giao thông tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019.
Sabeco thấm đòn nặng nhất?
Cụ thể, người nào chỉ cần uống rượu, bia (dù uổng ít) mà điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cũng bị xử phạt (hiện hành, có nồng độ cồn vượt 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở mới bị xử phạt). Đồng thời, lần đầu tiên quy định xử phạt người uống rượu, bia mà còn lái xe đạp tham gia giao thông.
|
Cùng với đó, mức xử phạt cũng cao hơn nhiều so với nghị định cũ. Cụ thể, phạt tiền tới 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy có sử dụng rượu, bia; phạt tiền tới 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô có nồng độ cồn trong máu.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP nhận được nhiều ủng hộ từ phía người dân, tuy nhiên, xét về góc độ kinh tế, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có lẽ là một trong những doanh nghiệp thấm đòn nhất.
Cụ thể, cổ phiếu Sabeco đã mất tổng cộng 4.000 tỷ đồng. Với hơn 641,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì công ty này đã bốc hơi hơn 2.500 tỉ đồng giá trị vốn hóa. Với việc tỉ phú Thái nắm quyền sở hữu 53,59% (tương đương 343,6 triệu cổ phần) thì vị tỷ phú này đã mất hơn 1.300 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch, cổ phiếu Habeco có hai ngày tăng 2.400 đồng/cổ phiếu thì đến ngày 8/1 cũng mất 3.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, chỉ sau một tuần, cổ phiếu Habeco mất 600 đồng/cổ phiếu. Với hơn 231,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, hãng rượu bia này cũng “bốc hơi” gần 140 tỷ đồng giá trị vốn hóa.
Cùng cảnh ngộ, Công ty bia Sài Gòn – Miền Tây cũng “bay” mất 46,4 tỷ đồng sau khi Nghị định 100 được áp dụng.
Dự báo mức độ tăng trưởng ngành bia chỉ hiện còn một con số
Theo thông tin mới nhất từ Công ty Chứng khoán SSI, mức độ tăng trưởng ngành bia chỉ hiện còn một con số thay vì hai con số như các dự báo trước đó. Nguyên nhân là do Nghị định 100 về phòng, chống tác hại của rượu bia, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Cùng với đó là các biện pháp giảm tiêu thụ rượu bia, bao gồm cấm quảng cáo trong các sự kiện và trên các phương tiện truyền thông trong khung thời gian cụ thể; cấm bán hàng tại các địa điểm công cộng cụ thể như bệnh viện và trường học; cấm bán cho người dưới 18 tuổi và cấm lái xe sau khi uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thị trường bia.
Do ảnh hưởng của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, sản lượng tiêu thụ bia trong năm 2020 sẽ không đạt được mức tăng trưởng hai con số như năm 2019 mà sẽ chỉ khoảng 6% - 7%.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về các mức phạt dành cho người vi phạm đối với xe máy như sau: Phạt tiền 2-3 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở. Phạt tiền 4-5 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 mg/lít khí thở. Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở. Ngoài bị phạt tiền người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng. Đối với ô tô: Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định). Phạt tiền 16-18 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 mg/lít khí thở. Phạt tiền 30-40 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng. |
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ