Bán giải chấp cổ phiếu của Chủ tịch Lê Viết Hải
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) vừa thông báo về việc giải chấp 3,15 triệu cổ phiếu HBC của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Theo đó, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) thông báo bán giải chấp 3,15 triệu cổ phiếu HBC của ông Lê Viết Hải từ ngày 31/03/2020.
Được biết, ông Lê Viết Hải đang là cổ đông lớn nhất của HBC, nắm giữ hơn 37 triệu cổ phiếu (tương đương với 16,05% vốn điều lệ công ty).
Trong phiên giao dịch ngày 31/3, khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu HBC là 6,4 triệu cổ phiếu, cao gấp 1,5 đến 3 lần so với các phiên thường ngày và cao nhất trong hơn 1 năm qua. Kết phiên, cổ phiếu HBC có giá trị 6.020 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá này, Chứng khoán YSVN có thể thu về 19 tỷ đồng sau khi bán giải chấp cổ phiếu của ông Hải.
Nhằm bình ổn giá thị trường, mới đây phía HBC đã đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 3/4 - 2/5/2020. Nguồn vốn thực hiện dự kiến lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến thời điểm cuối năm 2019.
|
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) |
Gần đây, gia đình ông Lê Viết Hải liên tục mua vào cổ phiếu HBC. Mới đây nhất, ông Lê Viết Hiếu (con trai Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải) là Phó Tổng giám đốc HBC vừa đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu HBC nhằm nâng sở hữu lên mức 2.25%. Bên cạnh đó, ông Lê Viết Hưng (anh trai Chủ tịch Lê Viết Hải, tức bác ông Hiếu) cũng muốn mua vào 1 triệu cổ phiếu HBC để đầu tư.
Khép phiên ngày 31/03, cổ phiếu HBC giảm 2,59% xuống 6.020 đồng/cổ phiếu. Trong 1 tháng qua, cổ phiếu này đã giảm 41,27%.
|
Diễn biến cổ phiếu HBC |
Những “điểm trừ” về dòng tiền
Tiền thân của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) là một văn phòng trực thuộc Công ty Xây dựng dân dựng và Công nghiệp của Nhà nước, tách riêng năm 2000, tức đã có 19 năm lịch sử. Ngày 27/12/2006, cổ phiếu HBC đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.
Sau giai đoạn đầu tư địa ốc trái ngành gặp khó khăn năm 2009-2012, HBC nay tập trung và hoạt động xây dựng cốt lõi, đầu tư đội ngũ, kỹ thuật và giành được nhiều hợp đồng quan trọng với các đối tác lớn.
Nếu đến TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh ven biển, thương hiệu Hòa Bình nổi cộm tại các dự án bất động sản thương mại lớn như Saigon Centre, E.Town, Deustche Haus, Cocobay, Sheraton Đa Nang, Landmark 81,…
Tuy nhiên, tại Việt Nam, các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bất động sản chưa chắc có các chỉ tiêu tài chính đáng tin cậy. Ngành xây dựng là một ngành khá phức tạp về những yếu tố doanh số, dòng tiền không rõ ràng, ngành chu kỳ cần sự nhạy bén và cần đầu tư đúng thời điểm. Đặc biệt những yếu tố trên cần xem xét kỹ trong thời điểm thị trường bất động sản nhiều biến động như hiện nay.
|
"Cái chết" ở Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) khiến cổ phiếu giảm sâu như hiện nay cùng những "biến cố" bất lợi khác là do lượng nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của HBC hiện đạt 150%. Tức dòng tiền đang quá yếu? |
Về lợi thế cạnh tranh, thương hiệu Hòa Bình là không thể phủ nhận cùng với kinh nghiệm 20 năm thi công với hàng loạt dự án nổi bật tại thành phố lớn. Đối với ngành dịch vụ, lịch sử phát triển và thương hiệu là vô cùng quan trọng. Đây cũng là điểm mạnh của HBC và nhiều khi cũng làm cho nhà đầu tư “say nắng”.
Tuy nhiên, nếu soi kỹ về tài chính, HBC lại có những “điểm trừ” về dòng tiền, nhiều dấu hiệu báo động mà nhà đầu tư không nên bỏ qua.
Thứ nhất, lượng nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của HBC hiện đạt 150%. Đây là con số cao so với trung bình của ngành và trái phiếu với Cotecons.
Nghĩa là "cái chết" ở Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình khiến cổ phiếu HBC giảm sâu như hiện nay cùng những "biến cố" bất lợi khác nằm ở chi tiết lượng nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của HBC hiện đạt 150%!? Tức dòng tiền đang quá yếu?
Thứ hai, dù công ty công bố doanh thu 16.000 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2017 – 2018 khoảng 700 - 1.000 tỷ đồng, lượng tiền mặt chỉ xấp xỉ 200 - 600 tỷ đồng. Điều này thể hiện chất lượng lợi nhuận của HBC tương đối thấp khi công ty không thực tạo ra dòng tiền.
Trong khi được biết, HBC sử dụng phương pháp hạch toán doanh thu và dự phòng phải thu ước theo tiến độ hợp đồng của riêng bộ phận kế toán cho khoảng 40-50% dự án.
Nếu chu kỳ kinh tế đột ngột đảo chiều, nợ xấu từ khách hàng và doanh thu của HBC có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì cách hạch toán này. Theo đó, các nhà đầu tư cá nhân phải thật sự thận trọng và suy luận định tính về lợi thế cạnh tranh không khớp với các số liệu tài chính biểu hiện của nó.
T.Hà (TH)/Sở hữu Trí tuệ