Chính phủ mới phê duyệt chủ trương...
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân gôn Thanh Lanh - Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Dự án).
|
Chủ trương Chính phủ mới phê duyệt song Công ty CP Tam Đảo đã xây dựng sân golf gần xong mà không vấp phải bất cứ sự giám sát từ chính quyền sở tại tỉnh Vĩnh Phúc |
Dự án được thực hiện tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích khu đất là hơn 73ha. Công ty cổ phần Nam Tam Đảo là nhà đầu tư Dự án.
Vốn đầu tư của dự án là hơn 655,5 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu 200 tỷ đồng; vốn vay hơn 455,5 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 49 năm kể từ ngày 4/6/2014.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, các pháp luật có liên quan khác và tiến độ đã cam kết (tiến độ thực hiện dự án, tiến độ huy động vốn); kiểm tra, giám sát việc khai thác nguồn tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước (nếu có) theo quy định của pháp luật trong quá trình triển khai Dự án.
Công ty cổ phần Nam Tam Đảo trong quá trình thực hiện dự án phải bảo đảm tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, tài nguyên nước và các quy định của pháp luật liên quan khác; bảo đảm thực hiện đủ vốn chủ sở hữu và vốn huy động theo đúng quy định của pháp luật để thực hiện dự án theo tiến độ đã cam kết; chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư.
Chủ đầu tư đã "vượt mặt" xã, huyện, sở cho đến tỉnh
Thực tế cho thấy, chủ trương xây dựng sân golf mới được Chính phủ đồng ý song doanh nghiệp này dường như đã chẳng xem ai ra gì khi cầm đèn chạy trước ô tô trước đó rất lâu.
Điều tra của PV cho thấy, dự án Khu đô thị sinh thái Nam Tam Đảo nay nhà đầu tư xin đề xuất điều chỉnh xây dựng sân golf Thanh Lanh như vừa cấp phép hiện tại là cả một quá trình "hợp thức hóa chuyên sâu".
Có thể tóm tắt quá trình xin điều chỉnh dự án Khu sinh thái Nam Tam Đảo sang xây sân golf Thanh Lanh trước như sau: Ngày 11/7/2003 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đồng ý cho phép nhà đầu tư khảo sát, lập dự án tại văn bản số 1366/HC-UB. Dự án được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 tại Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 và phê duyệt đồ án QHCT tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 3950/QĐ-UBND ngày 25/12/2007. Đến năm 2014 chủ đầu tư dự án được UBND tỉnh Vĩnh Phúc tạm giao hơn 100ha đất để thực hiện dự án.
Bẵng đi một thời gian dài mãi đến năm 2018 dự án bắt đầu được triển khai.Ông Trương Văn Đào – Chủ tịch UBND xã Trung Mỹ cho biết: “Do khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng, cuối năm 2018 chủ đầu tư mới tiến hành xây dựng. Dự án bắt đầu được triển khai năm 2018 là vậy nhưng 1 năm sau lại có sự điều chỉnh.
Theo đó, tại quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 số 948/QĐ-UBND ngày 05/5/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, quy mô của dự án được điều chỉnh là 337,27ha.
Với sự điều chỉnh này, dự án được chia thành 3 phân khu chức năng: Phân khu K1 (phân khu du lịch sinh thái); Phân khu K2 (sân golf Thanh Lanh); Phân khu K3 (Mặt nước hồ Thanh Lanh).
Đối với phân khu K2 (sân golf Thanh Lanh), ngày 16/8/2019, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số 1971/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. Với quy mô đầu tư xây dựng sân golf 18 lỗ, có diện tích sử dụng đất 732.261m2, trong đó đất khu đón tiếp 10.271,9 m2, đất sân golf 392.803,9 m2, đất công trình dịch vụ 5.836,6m2, đất xây xanh cảnh quan 282,967,7m2, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật là 40.380,9m2. Dự án có tổng vốn đầu tư là 640,187 tỷ đồng. Nay nhà đầu tư đề xuất xây dựng sân golf trước.
Có thể hiểu rằng, dự án dược xây dựng bắt đầu từ năm 2018 lúc này đương nhiên chủ đầu tư phải tiến hành xây dựng khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo theo Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 và phê duyệt đồ án QHCT tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 3950/QĐ-UBND ngày 25/12/2007. Tuy nhiên đến năm 2019 UBND tỉnh Vĩnh phúc có sự điều chỉnh sân golf Thanh Lanh.
Vậy câu hỏi được đặt ra là: Hiện nay Công ty cổ phần Nam Tam Đảo đang thực hiện xây dựng Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo hay sân golf Thanh Lanh.
Câu hỏi này có lẽ Công ty cổ phần Nam Tam Đảo do ông Lê Xuân Trường – Tổng Giám đốc là tường minh nhất. Hoặc có thể lãnh đạo UBND huyện Bình Xuyên, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc và lãnh đạo một số Sở ngành liên quan mới có thể nắm được.
Bởi cuối năm 2019, ở buổi trao trực tiếp với đổi với ông Trương Văn Đào – Chủ tịch UBND xã Trung Mỹ cho biết: “Việc điều chỉnh sân golf chúng tôi không nắm được, chỉ biết dự án đang tiến hành xây dựng Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo”.
Quay trở lại với đề xuất xin điều chỉnh sân golf Thanh Lanh, như Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã thông tin: Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc có công văn số 118/SKHĐT-KTĐN ngày 20/01/2020 gửi các bộ: Tài Chính, Xây Dựng, KH&ĐT, TNMT, NN&PTNT, VHTT&DL về việc xin ý kiến tham gia thẩm định chủ trương đầu tư Dự án sân golf Thanh Lanh – Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo. Theo đó, với 8 nội dung để xin các Bộ, ngành hướng dẫn việc xây dựng sân golf Thanh Lanh.
Trong đó đáng chú ý có nội dung chính như: Việc giao đất cho Chủ đầu tư xây dựng dự án. Xin nhắc lại 1 lần nữa năm 2014 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao hơn 100ha đất cho Công ty cổ phần Nam Tam Đảo để xây dựng Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo. Tuy nhiên đến nay dự án đang xin điều chỉnh thì có lẽ mục đích giao đất sẽ thay đổi?
Quan trọng hơn cả là nội dung: Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án theo quy định của pháp luật, việc áp dụng các điều kiện chuyển tiếp đối với dự án theo quy định của pháp luật.
Có thể nói hiện nay việc xây dựng sân golf Thanh Lanh đang chờ sự hướng dẫn của các Bộ ngành, hoặc nếu có sự hướng dẫn của các Bộ, ngành thì Chủ đầu tư phải thực hiện theo hướng dẫn.
|
Doanh nhân Lê Xuân Trường, ông chủ của sân golf Thanh Lanh đã dễ dàng qua mặt lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng như Chính phủ trong sự việc xây dựng dự án |
Tuy nhiên xét theo tiến độ thực tế xây dựng tại dự án thì có vẻ như sân golf Thanh Lanh đã và đang hiện nguyên hình.
Tại Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 số 948/QĐ-UBND ngày 05/5/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thì dự án sân golf Thanh Lanh thuộc phân khu K2 và dự án có diện tích sử dụng đất là 73,226 ha.
Ngày 18/6/2020, Phóng viên báo điện tử Tầm nhìn đã nhận được câu trả lời từ phía UBND xã Trung Mỹ sau khi thanh kiểm tra dự án. Tham gia buổi kiểm tra có ông Đỗ Anh Tuấn – Phó Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng UBND huyện Bình Xuyên, ông Trần Quốc Hoàn – Chuyên viên phòng Kinh tế và Hạ tầng UBND huyện Bình Xuyên, ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch UBND xã Trung Mỹ, ông Ôn Văn Tình – CB địa chính UBND xã Trung Mỹ, ông Lưu Văn Tôn – CC địa chính UBND xã Trung Mỹ, bà Đặng Thị Như Quỳnh – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nam Tam Đảo, ông Trần Văn Phong – Chủ nhiệm công trình.
Theo đó tại biên bản làm việc kiểm tra hiện trường Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên nêu rõ: Theo quy hoạch 1/2000, phần quy hoạch phân khu K2 (sân golf) đang san gạt, trồng cây xanh, thảm cỏ.
Để giải thích rõ về vấn đề này, Phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Hồng Phương – Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng UBND huyện Bình Xuyên. Qua trao đổi, ông Phương cho biết: Nếu việc san gạt, trồng cây xanh, thảm cỏ phục vụ cho quy hoạch mới thì chưa được phép. Sẽ yêu cầu chủ đầu tư phải dừng thôi và hoàn thiện hồ sơ.
Như vậy, qua kết quả của biên bản kiểm tra thì có thể khẳng định hiện nay đối với phân khu K2 (sân golf Thanh Lanh) đang thực hiện việc san gạt, trồng cây xanh, thảm cỏ. Tuy nhiên như thông tin từ phía Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc thì phân khu K2 sẽ chưa được thực hiện. Vậy việc san gạt, trồng cây xanh, trồng cỏ tại phân khu K2 như hiện nay để nhằm mục đích gì và có trái phép hay không? Tại sao chính quyền sở tại không yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công hoặc có báo cáo tham mưu để xử lý vi phạm hành chính (nếu có)?
Như vậy, văn bản trả lời cơ quan báo chí của UBND xã Trung Mỹ là đáp án rõ ràng nhất để trả lời cho câu hỏi: Công ty cổ phần Nam Tam Đảo có cầm đèn chạy trước ô tô khi xây dựng dự án sân golf Thanh Lanh.
Sai phạm có truyền thống sao lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc không xử lý?
Nhiều dự án bất động sản của Công ty CP đầu tư Lạc Hồng rơi “tầm ngắm” của Thanh tra Bộ Xây dựng trong năm 2019. Trong đó, dự án vướng bê bối ở Vĩnh Phúc đều có đặc điểm chung được Lạc Hồng thi công trước, xin cấp giấy phép sau.
Tại kế hoạch thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở, năm 2019, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra Lạc Hồng tại các dự án: tổ hợp chung cư cao cấp N01 T5, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; chung cư phục vụ cán bộ viên chức quận Tây Hồ và các cơ quan của TP, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội;
Khu nghỉ dưỡng Kim Bôi, Hòa Bình; chung cư Quảng Ninh, TP. Hạ Long, Quảng Ninh; khu ẩm thực tại trung tâm thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc; khu tổ hợp dịch vụ cao cấp, huyện Tam Đào, Vĩnh Phúc; khu nhà ở dịch vụ hai bên đường trục chính khu trung tâm lễ hội Tây Thiên, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc; khu đô thị mới chùa Hà Tiên giai đoạn 2, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Thực tế, nhiều dự án do Lạc Hồng triển khai liên tiếp gặp các vấn đề thời gian gần đây. Chẳng hạn như tại dự án tổ hợp chung cư cao cấp N01 T5, quận Bắc Từ Liêm, cuối năm 2018 vừa qua, nhiều cư dân tại đây đã tố cáo chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, tự ý điều chỉnh, cắt bớt hạng mục cửa thang máy, không thông báo đến khách hàng.
Một dự án khác cũng vướng bê bối trong năm 2018 là khu tổ hợp dịch vụ cao cấp, huyện Tam Đào, Vĩnh Phúc; khu nhà ở dịch vụ hai bên đường trục chính khu trung tâm lễ hội Tây Thiên, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc; khu đô thị mới chùa Hà Tiên giai đoạn 2, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đều “thi công trước, xin cấp giấy phép sau”...
Việc thâu tóm nhiều dự án trên các mảnh đất “hái ra tiền” cùng với việc bất chấp để thi công nhiều dự án cho thấy ông Lê Xuân Trường và Công ty Lạc Hồng của mình có những bước đi đầy toan tính và liều lĩnh.
Công ty Lạc Hồng được thành lập từ năm 2003 do ông Lê Xuân Trường làm Chủ tịch HĐQT hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng với nhiều công trình từng tham gia xây dựng như: trụ sở Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, trụ sở Bộ Công an, trụ sở Thông tấn xã Việt Nam, trung tâm hội nghị quốc gia, chung cư cao cấp đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), chung cư Viglacera Tower, trạm bơm Yên Sở …
Doanh nghiệp của ông Lê Xuân Trường còn là chủ đầu tư rất nhiều dự án có mức đầu tư lớn rải rác khắp các tỉnh thành như: dự án Belvedere Resort Tam Đảo 270 tỷ đồng; dự án khu du lịch Tam Đảo hơn 900 tỷ đồng; khu đô thị chùa Hà Tiên 6ha, tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng; dự án chung cư Lạc Hồng Lotus NO1-T5 1.300 tỷ đồng; bệnh viện An Sinh - Hà Nội; dự án khu nhà ở Khai Quang 7,3ha với tổng mức đầu tư 585 tỷ đồng; khu du lịch Bãi Dài – Nha Trang – Khánh Hòa, khu đô thị Phố Nối – Hưng Yên rộng 15ha.
Được biết, doanh thu thuần của Công ty Lạc Hồng khoảng 600 - 800 tỷ đồng/năm. Tổng tài sản tính đến năm 2014 trên 1.862 tỷ đồng. Tính đến năm 2015, Công ty Lạc Hồng có số vốn điều lệ là 81 tỷ đồng, trong đó, ông Lê Xuân Trường là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc năm giữ 52,14% số vốn điều lệ.
Vì sao ông Trường có thể dễ dàng qua mặt cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc hay chăng có chuyện lợi ích nhóm? Chúng tôi tiếp tục làm rõ